Tin tức - Sự kiện

Bộ Giáo dục tinh giản chương trình học, yêu cầu địa phương đẩy mạnh việc học trực tuyến

DNVN - Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh vẫn tiếp tục nghỉ học, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục địa phương đẩy mạnh chương trình học trực tuyến nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức. Nội dung bài giảng sẽ được xây dựng trên hướng dẫn tinh giản chương trình học kỳ II do Bộ ban hành.

Công trình nghiên cứu “Chữ Việt Nam song song 4.0” được cấp bản quyền / Robot trí thông minh nhân tạo đọc tiểu thuyết và làm thơ

Những nội dung kiến thức không dạy, không làm, không thực hiện được đề cập trong hướng dẫn là những nội dung thực hành, thí nghiệm mà học sinh không có điều kiện đến trường thực hiện; những nội dung bài học mang tính luyện tập nâng cao mà kỹ năng của các bài đó có thể hình thành ở các bài học khác; những nội dung mang tính mở rộng, vận dụng vào thực tiễn… được hướng dẫn không dạy hoặc không thực hiện trong học kỳ II năm học này.

Trong tình huống học sinh vẫn tiếp tục nghỉ học, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, căn cứ hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục sẽ phải đẩy mạnh dạy học từ xa qua Internet, trên truyền hình nội dung chương trình của học kỳ II. Các bài giảng để dạy qua Internet, dạy trên truyền hình sẽ căn cứ vào hướng dẫn tinh giản của Bộ GD-ĐT để xây dựng, đảm bảo tinh gọn, tiện ích, đáp ứng yêu cầu chất lượng theo chuẩn đầu ra của chương trình. Khi xây dựng hướng dẫn tinh giản các nội dung môn học, Bộ GD-ĐT đã tính toán về thời lượng nội dung kiến thức giảm tải làm sao để bảo đảm thực hiện được trong khoảng thời gian còn lại của chương trình; bao gồm cả phần học từ xa (học trực tuyến, học trên truyền hình) và phần tiếp tục học khi học sinh được quay trở lại trường. Căn cứ vào đó, các địa phương, cơ sở giáo dục tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học qua Internet, trên truyền hình theo chương trình giáo dục đã được tinh giản.

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành,

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành.

“Các cơ sở giáo dục ưu tiên thời gian tối đa để tổ chức dạy các môn học bắt buộc theo chương trình và tổ chức dạy các môn tự chọn một cách phù hợp; tăng cường các hình thức dạy học từ xa như dạy học qua internet và trên truyền hình. Thời gian đầu của năm học 2020-2021 hoặc vào những thời điểm thích hợp trong năm học theo chương trình của từng môn học, kế hoạch giáo dục năm học 2020-2021 của các trường cần tính toán thời gian ôn tập, bổ sung nội dung kiến thức cần thiết cho học sinh trước khi thực hiện chương trình của năm học mới” - ông Nguyễn Xuân ThànhPhó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết.

Bộ đồng thời chỉ đạo xây dựng, thẩm định các bài giảng điện tử từ nội dung chương trình cốt lõi đã tinh giản để phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam phát sóng trên toàn quốc. Điều này tạo điều kiện để các địa phương tổ chức cho học sinh học qua truyền hình, từ đó rút ngắn được thời gian hoàn thành chương trình theo khung thời gian năm học đã điều chỉnh. Tới đây, Bộ sẽ làm việc với Bộ Thông tin truyền thông để phối hợp hỗ trợ miễn phí nền tảng công nghệ cho phương thức dạy và học này.

Ông Nguyễn Xuân Thành cũng thông tin thêm về đề thi tham khảo cho Kỳ thi THPT quốc gia 2020. Theo ông, căn cứ hướng dẫn điều chỉnh chương trình từng môn học của cấp THPT, hiện nay, Bộ GD-ĐT đang xây dựng đề tham khảo của Kỳ thi THPT quốc gia để sớm công bố cho học sinh lớp 12 và các trường tổ chức dạy học, ôn tập.

“Tinh thần là đề thi tham khảo và đề thi chính thức đều phải bám sát vào nội dung chương trình giáo dục đã được tinh giản. Việc đánh giá kết quả học tập, thi cuối năm, thi vào lớp 10 tại các địa phương cũng phải căn cứ vào chương trình giáo dục đã được tinh giản” - ông Thành nói.

Thứ trưởng cho biết, Bộ GDĐT luôn quan tâm, đặt an toàn và quyền lợi của học sinh, các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên các nhà trường lên trên hết. Thời gian qua Bộ GDĐT đã bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia, căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, các cơ quan chuyên môn và tình hình thực tiễn dịch bệnh, để ban hànhgần 30 văn bản chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; hướng dẫn các địa phương chỉ đạo 100% cơ sở giáo dục thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp; chuẩn bị các điều kiện phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường. Do đó, các nhà trường, học sinh, phụ huynh yên tâm chủ động phối hợp với ngành giáo dục để tích cực phòng dịch và đảm bảo việc học tập và đảm bảo sẵn sàng đón học sinh đi học trở lại khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát bảo đảm an toàn.

Bên cạnh đó, Bộ GDĐT sẽ điều chỉnh thời điểm kết thúc năm học thi THPT quốc gia. Bộ đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố xem xét, quyết định cho học sinh đi học trở lại phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương và chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục theo khung thời gian năm học đã điều chỉnh.

Căn cứ hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, các sở GD-ĐT điều chỉnh kế hoạch dạy học trong học kì II năm học 2019-2020, bảo đảm hoàn thành chương trình cấp THCS, THPT phù hợp với tình hình thực tế tại các cơ sở giáo dục. Bộ GDĐT sẽ tiếp tục bám sát tình hình diễn biến và kiểm soát dịch bệnh để hướng dẫn kịp thời trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch năm học 2019-2020 và tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020.

Bộ Giáo dục rút gọn chương trình học, đẩy mạnh việc học trực tuyến.

Bộ Giáo dục rút gọn chương trình học, đẩy mạnh việc học trực tuyến.

Lê Hằng
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm