Làm gì trong giai đoạn nước rút để gỡ ‘thẻ vàng’ thủy sản?
Tìm chính sách đặc thù thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo / Phát triển sản phẩm hữu cơ vì một nền nông nghiệp trách nhiệm
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một trong những nội dung chính là EC sẽ tập trung vào kiểm tra hệ thống giám sát tàu cá. EC sẽ đến bất cứ tỉnh nào, mở thiết bị giám sát và chọn bất cứ tàu nào để kiểm tra giấy đăng ký nghề, giấy cấp phép, xem hồ sơ cập cảng để khớp giữa nghề đăng ký, vùng biển đánh bắt và sản lượng khai thác. Bởi vậy, vấn đề đặt ra cho các tỉnh trong 3 tuần tới là cần rà soát 65% tàu cá đã được cấp giấy phép xem giữa giấy tờ và thực tế đánh bắt đã khớp chưa.
Bên cạnh đó cũng cần giám sát chặt 35% tàu cá chưa được cấp phép. Đây là những tàu có nguy cơ cao vi phạm IUU. Với thiết bị giám sát hành trình thì cảng cá và biên phòng cần làm chặt, không để tàu nào lắp thiết bị mà tháo kẹp chì…niêm phong, chuyển thiết bị sang tàu khác…. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn yêu cầu 28 tỉnh, thành cần thống nhất cùng nhau làm nghiêm để tàu không chạy từ tỉnh làm nghiêm sang tỉnh lơ là như thời gian qua.
Xuất khẩu thủy sản sang EU chiếm khoảng 11-12% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta, tức là quy mô thị trường lên tới hàng tỷ USD. Đó là nguồn sinh kế của hơn 5 triệu lao động bám biển để mưu sinh từ bao đời nay. Nếu thẻ vàng không sớm được gỡ, giá trị xuất khẩu có nguy cơ sụt giảm, do các biện pháp kiểm tra ngày càng nghiêm ngặt hơn. Do đó, việc gỡ thẻ vàng IUU trước hết chính là để giữ thị trường xuất khẩu, vì đời sống của bà con, và sau nữa sẽ có thêm sức hút với đầu tư quốc tế, giúp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chỉ còn 3 tuần nữa, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tới Việt Nam kiểm tra tình hình thực hiện các khuyến nghị về chống IUU, tức là chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Đây là cơ hội để Việt Nam gỡ 'thẻ vàng' trong đánh bắt thủy hải sản. Nhưng vẫn còn nhiều bất cập cần tăng tốc tháo gỡ.
Việt Nam bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo "thẻ vàng" từ ngày tháng 10/2017. Theo đó, theo đó 4 khuyến nghị của EC là: Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; Quản lý tàu trên biển một cách chặt chẽ; Truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác một cách đồng bộ; Thực thi pháp luật, xử lý triệt để. 5 năm qua, Chính phủ, cùng các Bộ, ban, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực gỡ cảnh báo này. Liệu có thể về đích trong tương lai gần hay không? Điều đó phụ thuộc vào kết quả kiểm tra của của EC trong 3 tuần nữa, tức là ngày 19/10.
Ông Nguyễn Quang Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cùng bàn luận để làm rõ hơn về vấn đề này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo