Những trường hợp doanh nghiệp được xóa nợ vay của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNVN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thông tư hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó quy định rõ các trường hợp DN được xóa nợ lãi và xóa nợ gốc.
Người lao động cần làm gì khi doanh nghiệp không trả sổ bảo hiểm? / Giảm thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay để gỡ khó cho doanh nghiệp hàng không
Tại Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định rõ các trường hợp doanh nghiệp được xóa nợ lãi và xóa nợ gốc.
Theo đó, đối với xóa nợ lãi, Thông tư quy định đối tượng xem xét gồm: 1. DNNVV bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia; 2. DNNVV bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quỹ có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xóa nợ lãi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.
Nguyên tắc xóa nợ lãi như sau: Mức xóa nợ lãi do người có thẩm quyền quy định quyết định. Một khoản nợ lãi chỉ được xóa 1 lần.
Đối với xóa nợ gốc, đối tượng xem xét là: DNNVV bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
DNNVV được xem xét xóa nợ gốc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Thuộc đối tượng quy định nêu trên; Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng; Có đầy đủ hồ sơ theo quy định; Khoản nợ của DNNVV đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro quy định để thu hồi nợ gốc, nhưng DNNVV vẫn còn phần nợ gốc còn lại chưa thu hồi được.
Về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc, với trường hợp xóa nợ gốc không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ thì Quỹ có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.
Trường hợp xóa nợ gốc làm giảm vốn điều lệ của Quỹ thì Quỹ có trách nhiệm trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25/2/2021.
Theo đó, đối với xóa nợ lãi, Thông tư quy định đối tượng xem xét gồm: 1. DNNVV bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia; 2. DNNVV bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
DNNVV được xem xét xóa nợ lãi khi đáp ứng các điều kiện sau: Thuộc đối tượng quy định trên; sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng; gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh trong 2 năm liền kề trước năm phải xử lý rủi ro bị lỗ; hoặc còn lỗ lũy kế trong 1 năm trước năm phải xử lý rủi ro (đối với DNNVV có thời gian hoạt động dưới 2 năm); không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo Hợp đồng đã ký; có đầy đủ hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro theo quy định; đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro quy định để thu hồi nợ lãi, nhưng DNNVV vẫn còn phần nợ lãi còn lại chưa thu hồi được.
Doanh nghiệp được xóa nợ vay của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số trường hợp. Ảnh minh họa.
Nguyên tắc xóa nợ lãi như sau: Mức xóa nợ lãi do người có thẩm quyền quy định quyết định. Một khoản nợ lãi chỉ được xóa 1 lần.
Đối với xóa nợ gốc, đối tượng xem xét là: DNNVV bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
DNNVV được xem xét xóa nợ gốc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Thuộc đối tượng quy định nêu trên; Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng; Có đầy đủ hồ sơ theo quy định; Khoản nợ của DNNVV đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro quy định để thu hồi nợ gốc, nhưng DNNVV vẫn còn phần nợ gốc còn lại chưa thu hồi được.
Về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc, với trường hợp xóa nợ gốc không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ thì Quỹ có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.
Trường hợp xóa nợ gốc làm giảm vốn điều lệ của Quỹ thì Quỹ có trách nhiệm trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25/2/2021.
Ngọc Phương
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo