Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ
Thủ tướng chỉ đạo khẩn về tiêm vaccine và đẩy mạnh phòng, chống COVID-19 / Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine
Sáng nay (8/3), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Washington (US Chamber) đồng tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ tại Hà Nội dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Cùng dự có Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu John Kerry, Thứ trưởng Thương mại phụ trách Thương mại quốc tế Hoa Kỳ Marisa Lago, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và đại diện cấp cao của nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ.
Năm 2021, cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều đạt được những kết quả phục hồi và tăng trưởng kinh tế tích cực và đều cùng nhau hướng tới những mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao trong những năm tới.
Gần ba thập kỷ qua, Hoa Kỳ liên tục là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng từ mốc 450 triệu USD năm 1995 khi hai nước bình thường hóa quan hệ, lên mốc hơn 110 tỷ USD trong năm 2021, bất chấp đại dịch Covid - 19 kéo dài và diễn biến phức tạp khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy.
Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại thứ hai và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam tiếp tục vươn lên, trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Hoa Kỳ. Quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Hướng tới tương lai, cộng đồng doanh nghiệp hai nước nhìn nhận quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn còn dư địa lớn để phát triển. Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam được coi là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu và vai trò này dự báo còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Đồng thời, các công ty và nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào sự chuyển đổi và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Giám đốc Điều hành AmCham Adam Sitkoff tin tưởng rằng xu hướng tăng trưởng thương mại và đầu tư giữa hai nước sẽ tiếp tục được duy trì. Những giải pháp để tháo gỡ khó khăn và các vấn đề chính được nêu ra tại hội nghị hôm nay sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tăng cường sức mạnh cho khu vực tư nhân, đảm bảo phát triển kinh tế và xã hội, thu hút thêm đầu tư và thúc đẩy thịnh vượng tại Việt Nam.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính tập trung đề cập 5 nội dung lớn: Sự phát triển của Việt Nam những năm qua và định hướng phát triển trong tương lai; kết quả và tương lai quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ; công tác phòng chống dịch, phục hồi nhanh và phát triển bền vững; chuyển đổi xanh, thích ứng biến đổi khí hậu; chuyển đổi số.
Dành nhiều thời gian điểm lại tiến trình phát triển của Việt Nam những năm qua, Thủ tướng cho biết, Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh trong thế kỷ XX vì mục tiêu độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Mặc dù chiến tranh đã để lại những hậu quả rất nặng nề, nhưng sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, chưa bao giờ đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Về quan hệ 2 nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, chính sách xuyên suốt của Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu. Kể từ khi thiết lập mối Quan hệ Đối tác Toàn diện năm 2013, các hoạt động hợp tác giữa hai bên ngày càng đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư tiếp tục là một trong những trụ cột và động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước. Trong đó, các doanh nghiệp hai nước đã đóng vai trò hết sức quan trọng.
Nhân Hội nghị ngày này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Chính phủ và các doanh nghiệp, nhà đầu tư Hoa Kỳ đối với Việt Nam thời gian qua; đồng thời chia sẻ với những khó khăn, mất mát, thiệt thòi của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức do đại dịch trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam.
Thủ tướng cho biết, hiện nay, Việt Nam đang khẩn trương triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình tổng thể phòng, chống dịch COVID-19 với quan điểm là lấy con người làm trung tâm, làm chủ thể, tập trung thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Việt Namdành một khoản ngân sáchkhoảng 350.000 tỷ đồngđể hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong năm 2022 -2023. Gói hỗ trợ này tập trung tăng cường năng lực y tế, nhất là năng lực y tế dự phòng vày tế cơ sở;hỗ trợ an sinh xã hội trên quan điểmkhông hy sinh công bằng và tiến bộ xã hộiđể chạy theo tăng trưởng đơn thuần và công tác an sinh xã hội được thực hiệntrong bất cứ hoàn cảnh nào.
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những nước chịu tác động mạnh nhất bởi biến đổi khí hậu và trong lĩnh vực này, Việt Nam xác định thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và đã rất tích cực, chủ động tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó Thủ tướng cũng đề nghị phía Hoa Kỳ giúp đỡ Việt Nam trong quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu.
Việt Nam là một trong những nước chịu tác động lớn nhất về biến đổi khí hậu. Vì vậy, Việt Nam cũng tiếp cận vấn đề này một cách mang tính toàn cầu, kêu gọi sự đoàn kết quốc tế vàcũng mong sự giúp đỡ của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, để cùng nhau xây dựng thể chế phù hợpvới điều kiện hoàn cảnh, tiếp cận các nguồn "tài chính xanh", công nghệ xanh, công nghệ sạch; đào tạo nguồn nhân lực xanh vàquản trị xanh.
Thủ tướng cũng cho biết thêm Việt Nam tập trung cho chuyển đổi số, đặt mục tiêu xây dựng Chính phủ số, công dân số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Đây là một tất yếu khách quan trong xu thế phát triển hiện nay.
Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ cùng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khác tăng cường hơn nữa đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, vận dụng khoa học quản lý tiên tiến, hiệu quả; đẩy mạnh nghiên cứu - phát triển, đổi mới sáng tạo, góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành một trung tâm trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Theo Thủ tướng, những vấn đề đã chia sẻ đây cũng là những vấn đề được phía Hoa Kỳ rất quan tâm. Hai bên có quan tâm chung, có nền tảng quan hệ tốt đẹp và đều mong muốn phát triển quan hệ giữa hai nước, nên có thể tin tưởng hai bên sẽ thành công trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra phù hợp với xu thế thế giới và điều kiện, hoàn cảnh của hai nước, quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau, hóa giải các khó khăn, thách thức, thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển trên quan điểm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, tình cảm, chân thành, tin cậy và hiệu quả.
Thủ tướng tin tưởng rằng thành công của Hội nghị sẽ góp phần tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ nói riêng và quan hệ hai nước trên các lĩnh vực tiếp tục phát triển thực chất và hiệu quả.
Tại hội nghị, các diễn giả và đại biểu tham dự hội nghị đã thảo luận về nhiều vấn đề, bao gồm thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới thông qua kinh tế số và sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển năng lượng để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh đầu tư bền vững và các chính sách ổn định để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế.
Giám đốc Điều hành AmCham Adam Sitkoff cho biết: “xu hướng tăng trưởng thương mại và đầu tư giữa hai nước sẽ tiếp tục được duy trì. Những giải pháp để tháo gỡ khó khăn và các vấn đề chính được nêu ra tại hội nghị hôm nay sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tăng cường sức mạnh cho khu vực tư nhân, đảm bảo phát triển kinh tế và xã hội, thu hút thêm đầu tư và thúc đẩy thịnh vượng tại Việt Nam ”.
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhận định “ Qua 5 năm được tổ chức thành công, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ trở thành sự kiện được mong đợi nhất của doanh nghiệp hai nước ”. Ông cũng nhấn mạnh “ Bằng sự năng động, sáng tạo, đổi mới để thích ứng với trạng thái bình thường mới, các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ đã chủ động kết nối và hợp tác với nhau để cùng nhau phát triển, và đây chính là một trong những nhân tố chính định hình quan hệ kinh tế song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo