Tin tức - Sự kiện

Thủ tướng: Năm học mới phải đảm bảo an toàn trường học gắn với tiêm vaccine

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tiêm vaccine. Học sinh tiêm đủ 2 mũi kèm biện pháp 5K có thể đi học bình thường như nhiều nước trên thế giới.

Việt Nam chế tạo thành công hệ thống tạo oxy và khí nén di động / Nhiều địa phương kiến nghị tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh, sinh viên

Sáng 28/8, tại Hà Nội diễn raHội nghị toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo.

Toàn cảnh hội nghị

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2021 – 2022, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, ngànhgiáo dục đã hoàn thành mục tiêu kép, vừa bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19, vừa hoàn thành kế hoạch năm học; Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao một bước hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo; Sắp xếp, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo hợp lý hơn; Chất lượng giáo dục các cấp học và hoạt động giáo dục được nâng lên.

Về những tồn tại, hạn chế, ông Hoàng Minh Sơn cho biết, do dịch COVID-19 diễn biễn phức tạp,trẻ em mầm non phải ở nhà trong thời gian dài, ảnh hưởng đến nền nếp, thói quen thực hiện chế độ sinh hoạt theo yêu cầu phát triển của độ tuổi; các cơ sở giáo dục phổ thôngtổ chức dạy học trực tiếp tại trường khi có đủ điều kiện và dạy học trực tuyến, trên truyền hình, qua mạng internet khi thực hiện giãn cách nên chất lượng dạy và học bị ảnh hưởng; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực sử dụng công nghệ thông tin của một bộ phận giáo viên, kĩ năng tự học của một bộ phận học sinh, sinh viên và phát triển nguồn học liệu số phục vụ dạy và học trực tuyến chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trên cơ sở những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong năm học trước, ngành Giáo dục xác định phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021 – 2022. Bên cạnh đó, Bộ cũng đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiêm vaccine cho học sinh, trước mắt là học sinh trung học phổ thông.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn

Về đề xuất giao bổ sung biên chế tuyển dụng giáo viên, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đề nghị Chính phủ quan tâm, xem xét giao bổ sung biên chế để tuyển dụng giáo viên đảm bảo các quy định hiện hành về vị trí việc làm và định mức giáo viên; không áp dụng quy định giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập, 10% biên chế sự nghiệp, 10% chi trực tiếp từ ngân sách đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm, tổ chức thực hiện việc đặt hàng, giao nhiệm vụ đàotạo giáo viên cho các cơ sở đàotạo giáo viên theo Nghị định 116 của Chính phủ.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa -Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

Phát biểu tại cuộc họp, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp cần có phương pháp giảng dạy và học tập mới để phù hợp với tình hình.

 

“Nội dung chương trình, kế hoạch, phương pháp, kể cả tâm lý trong công tác giáo dục cũng cần phải có sự vận hành chặt chẽ, cụ thể hơn để vừa giáo dục được tri thức vừa giữ được sức khỏe của các cháu. Điều đó cũng tạo ra được một cách nhìn mới, một phương pháp học tập mới trong điều kiện công nghệ phát triển cao, thích ứng với biến đổi an ninh phi truyền thống. Chúng ta phải chi tiết hơn, cụ thể hơn về những tiêu chí khi học trực tuyến, chú ý tới hoàn cảnh các gia đình, vùng miền khác nhau. Chúng ta phải bám sát cơ sở và cụ thể thêm”.

Không để học sinh thất học vì đại dịch, vì nghèo

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng nhấn mạnh, hội nghị hôm nay diễn ra trong một bối cảnh hết sức đặc biệt. Đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp trên toàn cầu do sự xuất hiện của các biến thểmới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Ở nước ta, nhiều địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội và giãn cách tăng cường. Nhân dân đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần. Chỉ còn ít ngày nữa là năm học mới bắt đầu. Đây là thời điểm mỗi giáo viên, học sinh, sinh viên hào hứng chờ ngày tựu trường sau kỳ nghỉ hè nhưng có lẽ năm nay ở rất nhiều nơi, nhiều địa phương trên cả nước chưa thực hiện được. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ những vất vả, khó khăn của cả ngành giáo dục, của trên 24 triệu học sinh, sinh viên, hàng triệu nhà giáo, hàng chục triệu phụ huynh học sinh.

Thủ tướng đề nghị, bên cạnh việc giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phát triển sự nghiệp giáo dục, cần có những giải pháp trước mắt, kịp thời cho năm học mới với sự cố gắng cao nhất, quan tâm sâu sắc nhất đến tất các thầy cô, học sinh, sinh viên trong thời khắc khó khăn này.

 

Thủ tướng đánh giá cao báo cáo của Bộ GD- ĐT, các ý kiến phát biểu của cáclãnh đạo các địa phương, đại diện các cơ sở giáo dục đại học; ý kiến thảo luận của đại diện các bộ, cơ quan rất thẳng thắn, sâu sắc và xây dựng về những kết quả chủ yếu đạt được, những tồn tại, hạn chế trong triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2022 và những việc cần làm trong thời gian tới.

Ngành giáo dục đã từng bước và quyết liệt thực hiện các giải pháp để đổi mới toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học với phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”, chú trọng phát triển con người để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Ngành giáo dục đã linh hoạttriển khai các biện pháp ứng phó, chủ động ứng dụng công nghệ quản lý, dạy và học trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp, giáo viên tâm lý hoặc đường dây nóng hỗ trợ tâm lý cho trẻ trong và sau đại dịch.

Đối với những học sinh, sinh viên ở gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch, Thủ tướng yêu cầu cần triển khai chính sách miễn giảm học phí để đảm bảo không cháu nào bị thất học sau dịch hoặc vì nghèo mà không được đến trường.

Nhiều giáo viên bị ảnh hưởng do trường đóng cửa, nhất là giáo viên thuộc hệ thống các trường tư thục, mầm non cũng cần được quan tâm hơn nữa. Chính sách hỗ trợ qua Nghị quyết 86 được triển khai, các bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH nghiên cứu có chính sách hỗ trợ thêm các giáo viên và học sinh một cách phù hợp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị

Thủ tướng nhắc lại một lần nữa quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” là tư tưởng nhất quán thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nướcđối với nền giáo dục nước nhà. Điều đó được cụ thể hóa thông qua việc xây dựng, hoạch định chính sách và dành nguồn lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục.

 

Về nguyên tắc chung, năm học 2011 - 2022 là năm học đầu tiên thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ của nhiệm kỳ 2021 - 2026, ngành Giáo dục cần hoàn thành Chiến lược giáo dục trong quý 4 năm nay cùng Kế hoạch hành động cụ thể để tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục căn bản ở tất cả các cấp học, tạo động lực mới, đột phá cho sự phát triển, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, vận hành cơ chế tự chủ đại học, mở rộng hợp tác quốc tế... hướng tới nền giáo dục có chất lượng, uy tín.

An toàn trường học gắn với tiêm vaccine

Về kế hoạch của năm học 2021-2022, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ có giải pháp năm học mới đảm bảo an toàn trường học gắn với tiêm vaccine. Thủ tướng yêu cầu triển khai theo hướng: Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tiêm vaccine cho trẻ em. Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán nhu cầu từng lứa tuổi, phối hợp với Bộ Y tế để có thể tiêm sớm nhất cho các cháu. Các cháu được tiêm đủ 2 mũi có thể học bình thường kèm biện pháp 5K như nhiều nước trên thế giới đang triển khai.

Đối với các địa phương không có dịch, chủ động phương án quay lại trường học cho các cháu nhưng có biện pháp kiểm tra sàng lọc, đảm bảo môi trường và có biện pháp phòng chống dịch phù hợp.

Đối với “vùng đỏ” và “vùng vàng”, giải pháp trước mắt, học sinhvẫn phải học trực tuyến. Bộ Giáo dục và Đào tạocần có hướng dẫn cụ thể, có chương trình dạy và học phù hợp. Cáclãnh đạo địa phương lưu tâm dành các nguồn lực để hỗ trợ các trường hợp học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, đảm bảo sự công bằng trong học tập.

 

Theo Thủ tướng, cần giảm tình trạng dạy thêm, học thêm bằng giải pháp thiết kế chương trình học, cơ chế thi cử, chế độ đãi ngộ giáo viên phù hợp, cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng học dễ thi khó, học một đằng thi một nẻo. Sớm công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2022 phù hợp với tình hình dịch bệnh phức tạp và phương án các năm tiếp theo để giáo viên và học sinh có thời gian chuẩn bị.

Thủ tướng cũng lưu ý cần có giải pháp để học sinh thích học môn lịch sử và tăng cường việc dạy và học ngoại ngữ gắn với việc đổi mới và sáng tạo cách dạy học.

"Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: Vì lợi ích 10 năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người. Các đồng chí đang thực hiện trọng trách vô cùng vinh dự của sự nghiệp “trồng người” dẫu còn nhiều khó khăn, vất vả. Nhân dịp năm học mới, tôi xin chúc và mong các đồng chí với trí tuệ, sự nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm ra sức xây dựng nền giáo dục ngày càng phát triển, tất cả vì thế hệ trẻ, tất cả vì học sinh thân yêu, tất cả vì một Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu ”, một Việt Nam thịnh vượng và hạnh phúc" - Thủ tướng nói.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm