Vào viện cầu cứu bác sĩ vì mảnh xương gà cắm sâu vào thực quản
7 lý do bạn không nên ăn quá nhiều đậu phụ / Trước khi tập thể dục, bạn đừng quên ăn những thứ này
Bệnh nhân cho biết: Vào tối 25/11, trong lúc ăn cơm với món thịt gà luộc cùng gia đình, ông bị hóc khi cố nuốt 1 miếng thịt gà. Sau khi hóc, bệnh nhân rất đau vùng họng, không nuốt được, có khạc ra máu. Dù đã thử rất nhiều cách nhưng mảnh xương vẫn mắc ở họng.
Tại Bệnh viện Đa khoa 115 (Nghệ An), các bác sĩ nội soi phát hiện: cách cung răng trước đoạn khoảng 18cm có hình ảnh dị vật là một đoạn thẳng dài 3 cm, dẹt, hơi cong cắm sâu vào niêm mạc thực quản.
Các bác sĩ quyết định gây mê và gắp dị vật bằng kềm cá sấu cho bệnh nhân. Quá trình thao tác an toàn. Sau khi lấy dị vật gồm xương và thịt gà, bệnh nhân đỡ đau, dễ chịu.
Bác sĩ Nguyễn Duy Trung, Khoa 3 chuyên khoa cảnh báo: Dị vật đường tiêu hóa trong lúc ăn uống là một trong những cấp cứu thường gặp, nhiều nhất là hóc xương cá, xương gia cầm hoặc các loại dị vật khác như tăm, tre, vỏ bao viên thuốc... Dị vật thường đi vào thực quản nên rất nguy hiểm, cần được cấp cứu xử lý sớm, nếu không sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề như loét, chảy máu, tạo ổ áp xe, nặng hơn là thủng trung thất hoặc dị vật đâm vào đoạn thực quản làm thủng động mạch...
Để phòng ngừa dị vật thực quản nên tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ; hạn chế nói chuyện, đùa giỡn khi ăn; cẩn thận với các loại thịt cá chưa được lọc bỏ xương hoặc trái cây có hạt lớn, sắc nhọn... Đối với trẻ nhỏ, người già, người bệnh, cần cắt nhỏ thức ăn, loại bỏ xương trước khi ăn; bỏ các thói quen như ngậm tăm xỉa răng sau khi ăn.
"Do trình độ hiểu biết ít hoặc chủ quan coi thường, bệnh nhân khi mắc dị vật thì nuốt cơm, móc miệng, chữa trị các biện pháp dân gian… nên khi đến viện nhiều trường hợp đã trễ, có biến chứng có thể gây tử vong, phải điều trị lâu dài, tốn kém và để lại di chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ" - bác sĩ Nguyễn Duy Trung khuyến cáo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo