Trẻ gặp nguy cơ gì khi tiêm thiếu vắc xin?
(Dân trí) -PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai cho biết), bản chất của tiêm vắc xin là chủ động tạo miễn dịch của cơ thể trước căn bệnh đó. Việc tiêm vắc xin mà không đủ liều lượng sẽ không đủ lượng kháng nguyên để kích thích cơ thể sinh ra kháng thể, không tạo đủ miễn dịch để bảo vệ trước bệnh đó.
Trước câu hỏi, nếu lượng vắc xin còn xót lại trong hộp vắc xin cũ được sử dụng để tiêm cho trẻ khác thì có tác dụng phòng bệnh và ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ như thế nào? Ông Dũng cho biết: “Nếu sử dụng lại lượng vắc xin dư thừa trong hộp để tiêm cho trẻ khác thì rất nguy hiểm. Nguy hiểm ở đây không phải chỉ ở chuyện thiếu liều, mà nguy hiểm ở chỗ vắc xin lấy ra là phải tiêm ngay. Nếu không tiêm ngay, vắc xin để ngoài môi trường sẽ gây hỏng thuốc, không còn tác dụng bảo vệ”, TS Dũng nói.
Theo GS.TS Nguyễn Đình Bảng, nguyên viện trưởng Viện Kiểm nghiệm quốc gia cũng khẳng định: Tiêm vắc xin cũng như uống thuốc là phải có liều lượng. Không tự nhiên nhà sản xuất đưa ra liều tiêm mà trước khi đưa ra khuyến nghị về liều tiêm họ đã có nhiều nghiên cứu, đánh giá trên động vật và người tình nguyện. Chính vì thế, khi đã tiêm vắc-xin cho trẻ phải tiêm đủ liều mới tạo được kháng thể miễn dịch.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng, cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực tiêm phòng cũng khẳng định: “Vắc xin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Với vắc xin Pentaxim, nhà sản xuất đã quy định liều lượng 0,5ml thì về nguyên tắc phải tiêm đủ mới đảm bảo được lượng kháng nguyên để kích thích cơ thể sinh ra kháng thể. Trong trường hợp này, em bé được tiêm 0,3ml, số vắc xin còn dư trong hộp xấp xỉ 0,2ml, như vậy là bị tiêm thiếu lượng vắc xin so với khuyến cáo của nhà sản xuất. Vì thế, trong trường hợp này, để biết vắc xin này có đủ để sinh miễn dịch cho cơ thể trẻ hay không, phải đợi tròn 1 tháng sau tiêm vắc xin, chúng tôi sẽ đưa bé đi xét nghiệm định lượng kháng thể xem cháu có được bảo vệ hay không, khi đó mới có kết luận chính thức. Tuy nhiên, đến nay Trung tâm vẫn chưa liên lạc được với cơ sở y tế nào có khả năng xét nghiệm định lượng kháng thể”.
Ông Cảm cũng khẳng định: “Tất cả những trường hợp đã tiêm chủng tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội vắc xin Pentaxim phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hip mà trẻ bị mắc một trong những bệnh này, nếu liên quan đến việc tiêm chủng tại Trung tâm y tế dự phòng mà không đảm bảo thì chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm về trường hợp đó”.
Đường dây nóng của Trung tâm y tế dự phòng sẽ tiếp nhận tất cả những thông tin này và Trung tâm y tế dự phòng sẽ có trách nhiệm giám sát, điều tra, tư vấn về các thắc mắc liên quan đến tiêm chủng vắc xin này.
Thanh Hương
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao