Doanh nghiệp - Doanh nhân

Vì sao ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú USD duy nhất của Việt Nam?

(DNVN) - Tính đến ngày 30/12/2016, tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup là 2,2 tỷ USD, xếp thứ 916 trên thế giới.

Theo công bố của tạp chí Forbes mới đây, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) là tiếp tục là người Việt duy nhất lọt vào danh sách tỷ phú USD trên thế giới.

Theo thống kê của Forbes, tài sản ròng của ông hiện là 2,2 tỷ USD, xếp thứ 916, cao hơn rất nhiều so với thời điểm đầu năm (thời điểm tháng 3/2016, ông Vượng có 1,8 tỷ USD tài sản ròng, xếp thứ 1.011 trong danh sách người giàu trên thế giới).

Như vậy, trong năm 2016, ông Vượng đã tăng khoảng 400 triệu USD tài sản và tăng 95 bậc trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn.

Ông Phạm Nhật Vượng.

Trước đó, vào năm 2013, Forbes lần đầu tiên đưa tên ông Phạm Nhật Vượng vào danh sách tỷ phú thế giới với tài sản 1,5 tỷ USD, đứng thứ 974. Forbes đánh giá, tất cả tài sản ông Vượng đều đến từ bất động sản và do tự thân ông có được. Ông Vượng có tên trong danh sách này suốt 4 năm qua.

Đáng chú ý, con số cập nhật của Forbes về tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng cao hơn khá nhiều so với số liệu tài sản cổ phiếu của ông Vượng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo đó, ông Phạm Nhật Vượng hiện đang nắm giữ tới 724 triệu cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup. Tính đến ngày 30/12, cổ phiếu VIC có giá 42.000 đồng/cổ phiếu, nếu quy đổi ra tiền thì ông Vượng có 30.410 tỷ đồng, tương đương 1,3 tỷ USD.

Đáng chú ý nữa là, trong thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC và là cổ đông lớn nhất của Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros đang là người giàu nhất khi nắm tới 290 triệu cổ phiếu ROS và 114 triệu cổ phiếu FLC, quy đổi ra tiền thì Quyết có 33.850 tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ USD), tức cao hơn ông Vượng tới 3.440 tỷ đồng nhưng lại không được Forbes xếp vào danh sách tỷ USD của Việt Nam.

Lý giải về lý do này với báo chí, ông Đinh Thế Hiển - một chuyên gia tài chính và đầu tư thuộc Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng cho biết do tại Việt Nam, công thức tính người giàu mới đơn thuần và máy móc là lấy vốn hóa nhân với giá cổ phiếu thành tiền, nhưng tổ chức nước ngoài thì đào xới số liệu trong một thời gian dài và dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau: từ tính thanh khoản của cổ phiếu, lịch sử thanh khoản của cổ phiếu, tính ổn định và bền vững của doanh nghiệp, nợ nần của doanh nghiệp…

 

“Giá của một cổ phiếu cao là một chuyện, mà việc chuyển cổ phiếu đó ra thành tiền là một chuyện khác. Có thể bán nhanh chóng khi cần hay không là tiêu chí hàng đầu đối với một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán”, Tiến sĩ Hiển cho biết và nói thêm những cổ phiếu mới “chân ướt chân ráo” lên sàn, thì có thể các tổ chức nước ngoài vẫn chỉ đang quan sát.

Nên đọc
Hòa Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo