Viêm não Nhật Bản: Trẻ mắc di chứng khó hòa nhập với xã hội
Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh nguy hiểm thường xuất hiện trong mùa Hè. Bệnh hay bùng phát vào mùa này vì đây là mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Ở Việt Nam, loại muỗi gây bệnh này sinh sản mạnh vào mùa nóng, đỉnh điểm là từ tháng 6 đến tháng 10.
Viêm não Nhật Bản được xem là một trong những bệnh nguy hiểm và gây tỉ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ (từ 25-35%)… Bệnh có thể để lại các di chứng về vận động, tinh thần. Trẻ mắc các di chứng khó hòa nhập với xã hội. Nguy hiểm hơn là tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh khoảng 10%. Sức khỏe của trẻ tổn hại nghiêm trọng nếu mắc bệnh, nguy cơ tử vong cao, di chứng thần kinh lớn. Trẻ sẽ gặp triệu chứng động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn. Các di chứng thần kinh chiếm hơn 50%. Người mắc bệnh thường bị tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Bệnh khởi đầu từ các ổ chứa virus mà lợn là động vật đóng vai trò chính. Muỗi hút máu của lợn có chứa virut, sau đó truyền sang người. Đây là con đường duy nhất khiến lây nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản. Cho tới nay chưa thấy có sự lây truyền bệnh từ người sang người.
Điều đáng lưu ý là lợn không có biểu hiện bệnh dù đã nhiễm virut viêm não Nhật Bản. Nó trở thành kho chứa virut thiên nhiên, làm cơ sở cho muỗi đưa virus viêm não Nhật Bản lây sang người.
Những trẻ có biểu hiện ban đầu là sốt và thường là sốt rất cao (39-40°C), kèm theo rét run, đau đầu, mệt lả, nôn ói…. Giai đoạn này kéo dài từ 1-6 ngày. Sau đó, trẻ tiếp tục sốt cao kèm co giật, rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê rồi đau đầu, cứng gáy, tay chân quờ quạng, mất nước.
Tất cả các bệnh nhân viêm não Nhật Bản đều phải được điều trị tại bệnh viện, nhất là khi có biểu hiện sốt cao quá 12 giờ liên tục hoặc có các dấu hiệu như nôn vọt, cứng gáy, rối loạn ý thức… Trẻ phải uống thuốc hạ sốt như Paracetamon, liều 15mg/kg cân nặng/lần, tối đa uống 4 lần/ngày. Chườm khăn mát ở trán và bẹn liên tục nhưng không được chườm đá lạnh.
Cách duy nhất để phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản, cần cho bé ngủ mùng, thường xuyên diệt muỗi, bọ gậy, không cho trẻ chơi gần các chuồng gia súc, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Đồng thời tiêm vắc-xin Viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Không khí lạnh khiến miền Bắc rét sâu hơn, Trung Bộ và Nam Bộ lạnh diện rộng
Vinh danh các tài năng công nghệ trẻ
Cuộc đua thu hút nhân tài của các trường đại học Việt Nam
Xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến đáng quay trở lại của du khách
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên