Xã hội

Vụ đuối nước tại trường chuyên Nguyễn Huệ: Bể bơi có được phép kinh doanh?

(DNVN) - "Việc trường chuyên Nguyễn Huệ cho cá nhân bên ngoài vào khai khác, kinh doanh bể bơi là trái với mục đích sử dụng được quy định tại khoản 2, Điều 22 Luật Thể dục, Thể thao". Luật sư Tạ Anh Tuấn cho biết.

Mập mờ cung cấp thông tin !

Liên quan đến vụ đuối nước xảy ra tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội) trao đổi với PV ông Trần Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính cho biết, với các trường chất lượng cao thì sẽ được đầu tư bể bơi được dùng để dạy và học từ nguồn sách xây dựng là của nhà nước. Đối với bể bơi của trường chuyên Nguyễn Huệ được đưa vào sử dụng từ năm 2013. Hiệu trưởng là người quản lý trực tiếp của bể bơi, và nó được xem như một phòng chức năng khác trong nhà trường.

zdf
Ông Trần Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở GD&ĐT TP. Hà Nội.

Bể bơi có được sử dụng nhằm mục đích kinh doanh không? Ông Cẩn cho biết: “Theo báo cáo của nhà trường, thì trong thời gian nghỉ hè nhà trường có tổ chức giao lưu văn hóa thể thao trong cộng đồng và giao cho Công đoàn nhà trường vận hành bể bơi. Khi người ngoài vào liên kết với nhà trường thì phải có ký hợp hợp đồng.

Cũng theo ông Cẩn: Trong kỳ nghỉ hè vừa qua, nhà  trường có “liên kết” với anh Nguyễn Xuân Tân để tổ chức khai thác cơ sở vật chất trong thời gian là 2 tháng.

Nhưng khi được hỏi về thời gian trường cho đơn vị liên kết khai thác, ông Cẩn cho biết: “Bắt đầu khai thác bể bơi từ ngày 1/6/2015.” Vậy khi PV hỏi nếu theo đúng như ông Cẩn nói thì đến ngày 31/7 sẽ hết hợp đồng? Lúc này ông Cẩn mới nói lại là khai thác bắt đầu từ ngày 15/6. Nhưng trường THPT chuyên Nguyễn Huệ đã cho học sinh nghỉ học từ ngày 1/6/2015. Vậy đâu là thời gian chính xác của bản hợp đồng liên kết này?

Ngoài ra, bản hợp đồng được lập là ngày 1/6/2015 và ngày hợp đồng được thực hiện bắt đầu từ ngày 15/6 – 16/8. Lẽ ra, theo đúng thời gian ký là tròn 2 tháng thì hợp đồng sẽ được chấm dứt vào ngày 14/8, còn nếu là ngày 16/8 mới kết thúc thì có đúng với các điều khoản của hợp đồng. Và trong hợp đồng không hề nói thêm là sẽ sử dụng đến ngày cuối cùng của tuần hoặc tháng.

Xin nói thêm, vụ đuối nước được xảy ra vào ngày 16/8 tức là ngày cuối cùng theo như bản hợp đồng đã ký. Vậy dư luận đặt ra câu hỏi, có hay không trong việc “giả mạo” hợp đồng nhằm hợp thức hóa vụ việc đã xảy ra tại trường chuyên Nguyễn Huệ?

 

sdfd
Nhiều nghi vấn trong bản hợp đồng được ký giữa trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với đối tác bên ngoài.

Theo như Hợp đồng khai thác sử dụng bể bơi số 18 do Chủ tịch công đoàn Lê Đăng Tặng ký, tại Điều 3: Khoản hỗ trợ kinh phí và phương thức thanh toán, đã nói rất rõ tại mục 3.2 bên B (anh Nguyễn Xuân Tân) hỗ trợ bên A (trường THPT chuyên Nguyễn Huệ) với số tiền là 30.000.000 triệu đồng nhằm tăng cường cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học. Thực chất việc “hỗ trợ” ở đây là gì? Hay từ “hỗ trợ” chỉ một cách nói khác của việc "trả tiền" khai thác bể bơi?

Cũng theo ông Cẩn: “Đối với bể bơi của trường chuyên Nguyễn Huệ được đưa vào sử dụng từ năm 2013. Hiệu trưởng là người quản lý trực tiếp của bể bơi, và nó được xem như một phòng chức năng khác trong nhà trường.” Và tất nhiên, bể bơi sẽ có cán bộ phụ trách quản lý, đào tạo học sinh…, thế sao không để cho bộ phận này đứng ra tổ chức giao lưu văn hóa thể thao trong cộng đồng cho cán bộ nhân viên cùng học sinh trong trường mà phải liên kết với bên ngoài để tổ chức. Vậy đội ngũ cán bộ quản lý bể bơi ở đâu và làm gì?

sdf
Bể bơi nơi xảy ra vụ đuối nước ngày 16/8.

Trước những “khuất tất” được thể hiện trong hợp đồng cũng như từ vị đại diện cho Sở GD&ĐT khiến cho PV không khỏi đặt nghi vấn. Có hay không việc trường chuyên Nguyễn Huệ vi phạm vào quy định quản lý cở sở vật chất gây hậu quả nghiêm trọng là dẫn đến cái chết của chị N.T.Đ vào ngày 17/8 (!?)

 

Trường chuyên Nguyễn Huệ kinh doanh bể bơi trái phép?

Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ có được cho cá nhân khai thác dịch vụ không?

Trao đổi với Luật sư Tạ Anh Tuấn, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: Theo quan điểm của tôi việc Nhà trường cho cá nhân thuê khai thác dịch vụ bể bơi là trái với quy định tại các Điều 20 và Điều 22 Luật Thể dục, Thế thao, theo các điều luật này bể bơi được Nhà trường đầu tư xây dựng trong khuôn viên của Trường bằng nguồn ngân sách nhà nước, đối tượng phục vụ là các em học sinh nhằm mục đích giáo dục thể chất và hoạt động thể dục, thể thao của nhà trường.

Vì vậy việc cho cá nhân thuê khai thác bể bơi để kinh doanh là trái với mục đích sử dụng. Khoản 2, Điều 22 Luật Thể dục, Thể thao quy định trách nhiệm của nhà trường quản lý cơ sở thể dục, thể thao của nhà trường có nêu “ Nhà trường có trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường”. Như vậy trách nhiệm chính trong vụ việc này là Hiệu trưởng nhà trường là người đại diện quản lý tài sản của nhà nước tại Trường chuyên PTTH Nguyễn Huệ.  

ad
Luật sư Tạ Anh Tuấn, Đoàn luật sư TP. Hà Nội.

 

Nguồn thu từ việc khai thác thêm cơ sở vật chất này sẽ được nộp về đâu?

Về nguyên tắc các tổ chức, cá nhân khi khai thác sử dụng tài sản của nhà nước, mọi nguồn lợi phát sinh do sử dụng tài sản của nhà nước đều phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định Luật ngân sách nhà nước và Luật quản lý, sử dụng tài sản của nhà nước. Việc Nhà trường cho tư nhân thuê kinh doanh bể bơi của nhà trường nguồn thu từ hoạt động kinh doanh này sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước.

Xin nói thêm, hệ thống bể bơi này được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách của nhà nước là tài sản của nhà nước, do vậy mọi tổ chức, cá nhân khi khai thác sử dụng tài sản của nhà nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng, rõ ràng trong vụ việc này Nhà trường cho tư nhân thuê kinh doanh dịch vụ bể bơi khi chưa có quyết định của chủ sở hữu là hành vi khai thác sử dụng trái phép tài sản của nhà nước, sử dụng sai mục đích sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1, Điều 12 Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 về việc sử dụng tài sản công có mức phạt cao nhất lên đến 20.000.000 đồng.   

Ai là người chịu trách nhiệm trong vụ đuối nước tại trường chuyên Nguyễn Huệ ngày 16/8?

Sự việc đuối nước xảy ra tại bể bơi của Trường chuyên PTTH Nguyễn Huệ là điều đáng tiếc, không ai mong muốn, tuy nhiên để xảy ra sự việc đau lòng này chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận một sự thật do việc buông lỏng quản lý tài sản công của nhà trường, người được nhà trường giao quản lý hệ thống bể bơi thiếu hiểu biết về pháp luật cho tổ chức, cá nhân thuê kinh doanh dịch vụ bể bơi khi không đủ điều kiện, pháp luật hiện hành quy định rất rõ ngành nghề kinh doanh dịch vụ bể bơi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trong Luật doanh nghiệp, Luật Thể dục, Thể thao và các nghị định hướng dẫn thi hành.

 

Để xẩy ra sự việc đuối nước, nhà trường và cá nhân kinh doanh dịch vụ bể bơi phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân theo quy định tại Điều 610, và điều 616 Bộ luật dân sự.

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

NPV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo