Xã Quang Khải, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương: Nhiều trường hợp đề nghị suy tôn liệt sĩ
Trong số những đảng viên, du kích thời kỳ (1945-1954) bị giặc Pháp vây bắt, bị bắn chết có tên trong danh sách cuốn “Tư liệu lịch sử tổ chức nhân sự trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược” có các ông ông Vũ Đình Khắc (Vũ Ngọc Khắc), đảng viên 1947-1954. Ông Vũ Đình Khắc (Vũ Ngọc Khắc) và ông Nguyễn Văn Nhưỡng là du kích xã Quang Khải.
Trang 65 trong cuốn Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Quang Khải (1930-2005) có đoạn: “Sau khi địch chiếm đóng và dựng bốt Quàn, bốt Cự Lộc, chúng tổ chức một mạng lưới ngụy quân, ngụy quyền, gián điệp, chỉ điểm để tìm diệt cán bộ, đảng viên, du kích. Chúng dùng cái gọi là “Kiểm mục” để tập trung nhân dân ra một nơi, sau đó dùng các tên phản động như tên Nhân, tên Tuận chỉ điểm những người chúng nghi là cán bộ, đảng viên, du kích bắt họ đem về bốt đánh đập, tra tấn rồi mang đi thủ tiêu, giết hại. Đầu tiên chúng kiểm mục ở Tân Mạc và Đồng Quang ròi đến Nhũ Tỉnh. Điển hình ngày 10/9/1951, lính ở bốt Quàn lên bao vây dồn dân ra chùa Nhũ để kiểm mục, chúng đã bắt về bốt 26 người để tra tấn, đánh đập. Hàng chục người ở Nhũ Tỉnh, Đồng Quang và Tân Mạc đã bị chúng mang ra vụng Tông và một số nơi khác thủ tiêu. Ở thôn Vũ Xá, chúng gọi dân ra kiểm mục và bắn chết tại chỗ 2 người”.
Xin trích đơn đề nghị suy tôn liệt sĩ của ông Nguyễn Thanh Nhường, con ông Nguyễn Văn Nhưỡng, ở xóm 3, thôn Nhữ Tỉnh, xã Quang Khải, huyện Tứ Kỳ: “Tôi có bố đẻ là Nguyễn Văn Nhưỡng, bố tôi hoạt động du kích tại xã Quang Khải từ ngày 1/1/1948 đến ngày 10/9/1951, bị giặc Pháp ở Bốt Quàn lên lùng sục càn quét vây bắt kết hợp với hai tên phản động ở địa phương Nhân và Tuận bắt xuống chùa Nhũ, đánh đập tra tấn sau đó chúng lại đưa xuống Bốt Quàn tra tấn dã man. Bố tôi vẫn thể hiện sự dũng cảm hy sinh vì Cách mạng, vì Tổ quốc, vì Đảng bộ nhân dân xã Quang Khải. Ngày 13/9/1951, chúng đem bố tôi xuống Đò Mép lấy sắt 6 xiên vào lòng bàn tay hai người một, bắn chết trên xà lan rồi hất xác xuống sông.
Ông Nguyễn Thanh Nhường (bên phải) và ông Vũ Ngọc Khoải trao đổi với phóng viên về việc đề nghị suy tôn liệt sĩ đối với người thân
Còn tại nội dung biên bản xác minh hồ sơ đề nghị suy tôn liệt sĩ đối với ông Vũ Ngọc Khắc ghi rõ: Ông Vũ Ngọc Khắc sinh năm 1928. Sinh quán và trú quán thôn Tân Quang, xã Quang Khải huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ông Khắc tham gia du kích đánh Pháp từ năm 1948-1951, được kết nạp Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 2/9/1951, giặc đóng ở bốt Quàn xã Minh Đức về vây cán bộ đảng viên du kích. Do có tên Nhân phản bội đầu hàng dịch đã chỉ điểm cho địch bắt ông Khắc và các đồng đội của ông. Giặc Pháp mang ông về bốt tra tấn đánh đập dã man. Đến đêm ngày 4/9/1951, chúng bắt các ông ra đống Cao Tông, thôn Vũ Xá, bắn chết và vứt xác xuống sông. Năm 1966 ông được Nhà nước tặng Huy chương Kháng chiến hạng Nhất.
Nhiều năm qua, gia đình ông Nhưỡng và ông Khắc đã tốn rất nhiều công sức, nhiều đơn đề nghị gửi đến các cấp nhưng hai ông vẫn chưa được suy tôn liệt sĩ vì hồ sơ còn vướng mắc. Được biết, ngoài 2 trường hợp trên, hiện ở xã Quang Khải còn 36 trường hợp khác đề nghị được suy tôn liệt sĩ. Thiết nghĩ, Phòng Lao động- Thương Binh & Xã hội huyện Tứ Kỳ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để UBND xã Quang Khải có căn cứ thực hiện, cùng thân nhân những người có công hoàn thiện hồ sơ đề nghị suy tôn liệt sĩ theo quy định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hà Nội là địa phương dẫn đầu về chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2024
Rút ngắn thời gian trả kết quả xét nghiệm
Ngành dệt may trước kỷ nguyên mới - Bài cuối: Thích ứng, vượt thách thức
Trao Giải thưởng Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII
Thủ tướng Chính phủ: Đà Nẵng nghiên cứu, sớm triển khai hoạt động lấn biển
Từ 1/1/2025 chính thức đổi khung giờ bắt buộc bật đèn xe, ai cũng phải biết kẻo bị phạt tiền