Pháp luật

Xét xử 30 cán bộ hải quan "nhúng chàm" vì kiều nữ

(DNVN) - Hôm nay 8/6, TAND TP. HCM mở phiên xử sơ thẩm vụ án kinh tế đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại công ty cổ phần Thực phẩm công nghệ Sài Gòn, gây thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. 30 cán bộ Hải quan “nhúng chàm” xuất phát từ mối quan hệ làm ăn với một kiều nữ.

Tin tức trên báo Vietnamnet, sáng 8/6, TAND TP. HCM đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 46 bị can bị truy tố thì 3 bị can hiện đã bỏ trốn nên chỉ còn 43 bị can. Đây được cho là một trong những vụ án có số cán bộ hải quan vướng vòng lao lý nhiều nhất từ trước đến nay.
Là “mắt xích” quan trọng trong vụ án, Trần Thị Bích Tuyền (Giám đốc công ty TNHH Lam Tuyền và công ty TNHH Đại Đắc Tài, SN 1979, Long An) bị truy tố về các tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “buôn lậu” và “đưa hối lộ”.

Ông Lê Dũng (nguyên Giám đốc công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn, SN 1954, An Giang) cùng 5 thuộc cấp bị truy tố về các tội “buôn lậu”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Đặc biệt, vụ án có 31 cán bộ, công chức hải quan phải hầu tòa do liên quan đến những cáo buộc đã tiếp tay cho “kiều nữ” lừa đảo Trần Thị Bích Tuyền.

Bị can Lê Dũng và Trần Thị Bích Tuyền. Ảnh báo Vietnamnet.

Trong số 30 cán bộ hải quan thì ông Nguyễn Văn Biên (SN 1964, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang) cùng 26 thuộc cấp bị cáo buộc về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. 3 bị can khác nguyên là công chức Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 cũng bị cáo buộc về tội danh trên. Một số giám đốc doanh nghiệp, lao động tự do phải hầu tòa về các tội buôn lậu, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, môi giới hối lộ.

Bản cáo trạng cho biết, Cty CP Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn (Cty CP TPCN Sài Gòn) do Lê Dũng làm giám đốc. Trần Thị Bích Tuyền (giám đốc Cty TNHH Đại Đắc Tài và Lâm Tuấn Phát) đã lợi dụng chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài và hoàn thế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đã móc nối với Cty CP Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn, do Lê Dũng kí hợp đồng nội địa mua, bán thuốc lá khống của Hứa Châu (Giám đốc Cty TNHH TM một thành viên Lâm Kim Ngọc) có thuế GTGT là 10%, đồng thời ký hợp đồng ngoại thương xuất khẩu thuốc lá cho Cty Dang Toung Mine và Blue CT tại Campuchia, có thuế GTGT là 0%. Sau khi xuất khẩu sẽ có bộ hồ sơ chuyển cho Lê Dũng để Dũng có trách nhiệm làm hồ sơ xin Cục thuế TP. HCM hoàn thuế GTGT. Báo Tiền phong thông tin.

Tuyền và Phát bàn nhau tìm cách quan hệ với Cty CP TPCN Sài Gòn là doanh nghiệp có  vốn của Nhà nước, do Lê Dũng làm giám đốc để thỏa thuận việc lập, ký các hợp đồng mua hàng hóa với giá trị hàng hóa chưa có thuế GTGT (tiền hàng trước thuế), cộng 25% tiền thuế GTGT, số còn lại 75% tiền thuế GTGT sẽ do Trần Thị Bích Tuyền và Hứa Châu- Giám đốc Cty TNHH Lâm Kim Ngọc (đơn vị cung cấp hóa đơn đầu vào) được hưởng, phía Cty CP TPCN Sài Gòn chịu trách nhiệm xin hoàn thuế GTGT.

Hơn 30 cán bộ hải quan "nhúng chàm" vì kiều nữ. Ảnh báo Tiền phong.

Với thủ đoạn tạo lập, sử dụng hồ sơ xuất khẩu khống mặt hàng thuốc lá và các mặt hàng thực phẩm khác để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nước và được sự tiếp tay của một số cán bộ, công chức Hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn-Khu vực IV, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang, các bị cáo đã chiếm đoạt số tiền hơn 92 tỷ đồng tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nước, trong đó có hơn 80 tỷ là tiền hoàn thuế mặt hàng thuốc lá.

Cụ thể từ tháng 5/2011 đến tháng 9/2013, Lê Dũng đại diện Cty CP CNTP Sài Gòn ký 145 Hợp đồng ngoại thương bán thuốc lá và các mặt hàng thực phẩm khác cho Trần Thị Bích Tuyền thông qua pháp nhân của Cty Dang Toung Mine và Cty Blue C.T.  

 

Trong số tiền hoàn thuế GTGT 80 tỷ đồng, Lê Dũng nhập vào quỹ cho Cty CP TPCN Sài Gòn 19 tỷ, Hứa Châu chiếm hưởng 32 tỷ và Trần Thị Bích Tuyền chiếm hưởng 29 tỷ. Để thực hiện trót lọt hành vi này, Trần Thị Bích Tuyền đã tìm gặp Nguyễn Ngọc Mẫn (nhân viên giao nhận tự do) móc nối với công chức Hải quan tại TP. HCM để hoàn tất thủ tục xuất khẩu hàng hóa.

Sau khi thoả thuận Mẫn móc nối với Nguyễn Tiến Lộc - Công chức Hải Quan Cảng Sài Gòn- Khu vực IV, TP. HCM (ICD Transimex) cùng một số cán bộ, công chức hải quan khác. Trần Thị Bích Tuyền và Nguyễn Ngọc Mẫn đồng ý chi 20% tiền thuế GTGT của lô hàng xuất khẩu cho Nguyễn Tiến Lộc để Lộc không kiểm hóa lô hàng trên và ghi xác nhận khống hàng đã kiểm hoá, đúng khai báo. Dự kiến phiên tòa xét xử trong 20 ngày.

Nên đọc
Dã Qùy (T/H)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo