Xuất khẩu da giày, túi xách có thể đạt 8,5 tỷ USD
Theo số liệu thống kê, tính chung 11 tháng qua, toàn ngành da giầy vẫn đạt được mức tăng trưởng nhất định, tồn kho không có, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng. Tuy nhiên, so với cùng kì năm 2011, lượng đơn hàng của nhiều doanh nghiệp trong ngành đã sụt giảm khoảng 25-30%.
Các thị trường nhập khẩu chính, đặc biệt là thị trường EU suy giảm kinh tế. Trước những chuyển biến không mấy khả quan này cùng với việc các chi phí đầu vào đang tăng chóng mặt, phần lớn các doanh nghiệp da giầy đều bày tỏ sự lo ngại về hoạt động xuất khẩu da giày trong thời gian tới.
Giải pháp chủ yếu được các doanh nghiệp da giầy lựa chọn trong tình hình hiện nay là điều chỉnh sản xuất, tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm thậm chí chấp nhận hòa vốn đối với những đơn hàng nhỏ lẻ để giữ chân khách hàng, ổn định được đơn hàng.
Để giảm bớt những khó khăn về thị trường, nhiều doanh nghiệp da giày cũng đã chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường châu Á, Nam Mỹ…, thậm chí có một số doanh nghiệp đã mở rộng đầu tư tại một số nước lân cận để tranh thủ nguồn vốn chi phí rẻ. Tuy nhiên, các thị trường mới cũng có những rủi ro nhất định nên các doanh nghiệp cũng mới chỉ dừng lại ở mức thăm dò.
Việt Huế (Theo Vietnam+)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)