Góc nhìn

Bài 1: Doanh nghiệp lương thiện đang sống dở, chết dở kêu cứu vì bị nghi oan

DNVN - Không chịu nổi những thông tin, điều tiếng cho rằng doanh nghiệp mình bảo kê, ép giá thu mua hải sản của ngư dân, Công ty TNHH Kinh doanh thương mại dịch vụ Thành Phát đã viết đơn cầu cứu đến báo chí và cơ quan chức năng mong được làm rõ, trả lại uy tín, thương hiệu cho công ty.

Nghệ An: Khởi tố thêm 3 đối tượng trong vụ khai thác đá trắng trái phép ở Qùy Hợp / Triệt phá đường dây ma túy đặc biệt nguy hiểm tại các tỉnh phía Nam

Người đứng đơn cầu cứu gửi đến Tòa soạn Doanh Nghiệp Việt Nam là chị Trịnh Thị Tuyết Thanh vợ của ông Phan Sinh Thành - Giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh thương mại dịch vụ Thành Phát (xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) với ngành nghề chính là thu mua thủy hải sản. Nội dung đơn cầu cứu hết sức bất bình trước những thông tin thất thiệt, gây hại đến uy tín, danh dự, con đường làm ăn của công ty.

"Va chạm" bất thường với tàu lạ

Cảng Hòn La là nơi neo đậu, mua bán hải sản của ngư dân đánh bắt trên vùng biển Quảng Bình và Hà Tĩnh. Tuy nhiên, do cảng nằm tiếp giáp với Hà Tĩnh nên bà con ngư dân qua lại cảng này chủ yếu là người Hà Tĩnh. Những năm qua, hoạt động mua bán hải sản ở đây khá sôi động và bình yên, ngư dân phấn khởi sau mỗi lần cập bến. Duy chỉ có sự cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến những xung đột giữa các ông chủ đã hiện hữu một thời gian khá dài.

Sự việc khởi nguồn từ việc xuất hiện chiếc "tàu lạ" trên vùng biển Hòn La vào ngày 11/8/2021. Sau những hành động thiếu thiện chí giữa những người trên chiếc tàu lạ này và tàu của Công ty TNHH Kinh doanh thương mại dịch vụ Thành Phát, khoảng 13 giờ 30 phút cùng ngày đã xẩy ra vụ ẩu đả. Hậu quả, một người trên chiếc tàu lạ bị thương vào đầu. Vụ việc được trình báo lên cơ quan chức năng, sau đó Công an tỉnh Quảng Bình tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố 4 bị can với tội danh cố ý gây thương tích (trong đó có Giám đốc Phan Sinh Thành).

Theo chị Thanh, vụ việc đáng tiếc xảy ra tại vùng biển Hòn La vào ngày 11/8 vừa qua chỉ là “giọt nước tràn ly”. Mâu thuẫn trong làm ăn giữa các cá nhân, các ông chủ tại cảng Hòn La đã xảy ra từ nhiều thời gian trước đó, nguyên nhân chủ yếu do cạnh tranh thiếu lành mạnh, “ghen ăn tức ở”. Và, những mâu thuẫn này, cũng như những đối tượng tham gia trong vụ ẩu đả trên biển vừa qua hoàn toàn không liên quan đến ngư dân, cũng như điều kiện hoạt động làm ăn của họ.

Anh Phạm Ngọc Sơn (trú tại thôn Trung Vũ, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết: "Hôm đó tôi lái tàu. 7h sáng, tôi cùng 7 công nhân ra thu mua sò con thì phát hiện chiếc tàu Hải Đăng 01, không rõ số hiệu lần đầu tiên đến vùng biển này chạy dò la một hồi. Trên tàu có 6-7 người thanh niên “xăm trổ” đang ngồi nhậu, không phải ngư dân. Đến một lúc tàu bị trượt số tôi xuống sửa máy đi lên thì va chạm hai tàu đã xảy ra".

“Vụ việc đáng tiếc xẩy ra vào ngày 11/8, rồi đây sẽ được công an làm rõ, hành vi vi phạm của chồng tôi và các cộng sự đến đâu chúng tôi xin chịu đến đó. Thế nhưng, lợi dụng vào vụ việc, bọn họ đã tung hô, tạo dư luận bất thường, vu khống chồng tôi là ông Phan Sinh Thành cùng một số công nhân của Công ty Thành Phát bảo kê, cưỡng ép tàu thuyền vào cảng Hòn La - Quảng Trạch để cưỡng đoạt tài sản, ép ngư dân, tiểu thương phải bán thủy hải sản giá rẻ mạt sau đó bán lại cho thương lái gấp đôi gấp ba, bắt ngư dân mua các đồ dùng thiết yếu như nước, mì tôm, xăng dầu…với giá cao hơn thị trường rất nhiều và nếu phát hiện ngư dân mua ở chỗ khác hoặc mang ở ngoài vào sẽ bị đánh đập, dằn mặt. Tất cả không ngoài mục đích hạ uy tín, bóp chết một doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng như chúng tôi”, chị Thanh nói.

Từ khi anh Phan Sinh Thành (Giám đốc công ty Thành Phát) bị tạm giam, hoạt động của công ty đứng tim, các xe thu mua hải sản ngừng hoạt động

Từ khi anh Phan Sinh Thành (Giám đốc công ty Thành Phát) bị tạm giam, hoạt động của công ty đứng im, các xe thu mua hải sản ngừng hoạt động.

Cũng theo chị Thanh, trước những thông tin thất thiệt này đã gây thiệt hại về tinh thần, vật chất nặng nề cho công ty, cho gia đình. Theo đó, danh dự, uy tín của gia đình tôi gây dựng bao năm qua ảnh hưởng trầm trọng. Những người đã làm ăn lâu năm với chúng tôi hiểu rõ thì họ thông cảm, động viên nhưng những người chưa tiếp xúc, làm ăn thì nghi ngại, gièm pha. Đây là chiêu trò lợi dụng đặt điều cho chúng tôi là bóc lột, ăn cướp công sức của ngư dân để chiếm đoạt mối làm ăn của Công ty chúng tôi. Hiện, tinh thần, sức khỏe cha mẹ già suy sụp, không dám ra đường; các con tôi hoảng sợ, không dám đến trường gặp thầy cô, bạn bè. Cuộc sống của gia đình, công ty chúng tôi đã bị khủng hoảng nghiêm trọng.

Trong đơn, đại diện công ty cũng đưa ra những dẫn chứng chứng minh rằng những thông tin trên là bịa đặt, vu khống nhằm mục đích bôi nhọ uy tín, danh dự ông Thành và triệt đường làm ăn của một doanh nghiệp làm ăn có uy tín từ nhiều năm nay.

Làm ăn lương thiện cùng ngư dân

Theo bà Trịnh Thị Tuyết Thanh, trong quá trình kinh doanh, công ty không chỉ giúp bà con ngư dân ở địa phương và các vùng lân cận thu mua hải sản mà còn hỗ trợ chỗ neo đậu cho tàu thuyền ngư dân cập bờ tại cảng Hòn La- huyện Quảng Trạch, giúp đỡ bà con có chỗ ăn chỗ ở.

Đặc biệt, vào thời điểm các vùng biển miền Trung xẩy ra sự có môi trường biển, không có cá nhân, doanh nghiệp nào đứng ra thu mua hải sản của ngư dân, bà con đi biển về không biết bán hải sản khai thác được cho ai, chính công ty đã đứng ra thu mua toàn bộ số hải sản của bà con ngư dân để công sức, của cải của ngư dân không bị đổ sông đổ bể, góp phần giúp cho bà con vượt qua được khó khăn.

 

Hoạt động thu mua hải sản, nuôi sò con của công ty Thành Phát giậm chân tại chỗ, không biết ngày nào sẽ đi vào hoạt động trở lại

Hoạt động thu mua hải sản, nuôi sò con của công ty Thành Phát giậm chân tại chỗ, không biết ngày nào sẽ đi vào hoạt động trở lại.

Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ kinh phí cho những ngư dân gặp hoàn cảnh khó khăn được ra khơi bám biển. Và, rồi tháng 6/2021 vừa qua, khi dịch covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Quảng Bình đã tuyên truyền, thông báo cho ngư dân Hà Tĩnh đang đánh bắt hải sản khu vực biển Quảng Bình tập trung neo đậu, mua bán tại cảng Hòn La, không di chuyển đến nơi khác để phòng chống, tránh lây lan dịch bệnh. Nên một số ngư dân, tiểu thương đã chủ động liên hệ với công ty nhờ giúp đỡ cho họ được neo đậu, bán hải sản, mua thêm thực phẩm thiết yếu…Không do dự, chồng tôi cùng một số công nhân trong công ty đã hỗ trợ hết mình để bà con ngư dân vào neo đậu tàu bè, có chỗ ăn ngủ; đứng ra mua hải sản cho bà con.

Nếu số hải sản ngư dân đánh bắt được không được Công ty Thành Phát thu mua lại thì thiệt hại về kinh tế cho bà con rất lớn, gồm: chi phí dầu, lương thuyền viên, chi phí lương thực, lãi ngân hàng…công sức, mồ hôi, nước mắt đổ sông đổ biển.


Nhóm PV miền Trung
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm