Chuyển đổi số

Covid-19 thúc đẩy ngành du lịch phải nhanh chóng chuyển đổi số để giảm "tổn thương" và tự cứu mình

DNVN - Người thì bán nhà để cầm cự để nuôi quân chờ ngày “tan băng”, người thì vay mượn để mong chờ ngày ngày “nắng ấm”…Tuy nhiên, để ngành du lịch hồi phục thì cần một bàn tay chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực nhất mới mong “vượt bão” thành công.

Phát triển du lịch cộng đồng: Cần có định hướng để giữ nguyên gốc của văn hóa bản địa / Du lịch lại chịu cú "knock out", rơi vào cảnh khốn đốn khi booking bị hủy hàng loạt

Theo dự báo, năm 2021 là một năm tiếp tục khó khăn đối với ngành du lịch do đại dịch Covid-19 vẫn chưa bị đẩy lùi, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết, đại dịch Covid-19 khiến phần lớn các doanh nghiệp du lịch Việt Nam gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, chuyển nhượng hoặc chuyển hướng kinh doanh; thu nhập người lao động bị sụt giảm, tâm lý cắt giảm chi tiêu dẫn tới nhu cầu thị trường giảm sút; nhiều chính sách hỗ trợ dù đã có chủ trương nhưng chưa đến được với doanh nghiệp và người lao động trong ngành.


Theo Bộ Trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, “cứu cánh” của ngành du lịch là chuyển đổi phải khai thác từ thị trường quốc tế sang nội địa, xây dựng sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn, phù hợp nhu cầu của du khách trong bối cảnh mới, mở ra hướng phát triển bền vững. Một số kiến nghị được Chính phủ đồng ý và có giải pháp như giảm giá điện áp dụng đối với các cơ sở lưu trú; giảm tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp du lịch, giảm một số phí, lệ phí…

Ngành Du lịch tiếp tục tập trung tăng cường truyền thông và triển khai ứng dụng các tiêu chí du lịch an toàn; tiếp tục đề xuất và phối hợp triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp du lịch, đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch, tăng cường xúc tiến thị trường du lịch trong nước, duy trì quảng bá ra thị trường du lịch nước ngoài, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch…

Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp du lịch giảm "tổn thương" nhanh nhất

Năm 2021, ngành du lịch đã đề ra những phương án như chuyển đổi số, liên kết, hành động và phát triển. Tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, trong đó tập trung vào phát triển Trung tâm dữ liệu ngành Du lịch, bản đồ du lịch, bên cạnh một loạt các giải pháp khác.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết, trước tác động của dịch Covid-19, ngành Du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động, làm thay đổi cơ bản các mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch năm 2020 thì chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có thể tiếp tục vận hành với số ít nhân lực còn lại, chi phí con người giảm xuống nhưng hiệu quả lại tăng lên...

Một ngành du lịch chịu nhiều tổn thương do Covid-19 như du lịch thì đòi hỏi sự năng động và sự đổi mới trong kinh doanh là việc cần thiết nhất trong lúc này, sự năng động với những hoạch định chiến lược từ kích cầu và chuyển đổi số để giảm nhân công và đưa tới tiện ích cho khác hàng. Doanh nghiệp có hệ thống thông tin về khách, về sản phẩm và dịch vụ, việc đề xuất các giải pháp, tính toán chi phí, điều hành dựa trên cơ sở phân tích các dữ liệu một cách khoa học mới có thể đáp ứng nhu cầu của khách. Như vậy, triển khai chuyển đổi số chính là giải pháp sớm khắc phục những “tổn thương” nhanh nhất trong tình hình hiện nay.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong marketing du lịch; Quản lý và phát triển điểm đến du lịch thông minh; Phát triển hệ thống thông tin số ngành Du lịch và các ứng dụng; Hỗ trợ các doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; Tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Du lịch.

Việc áp dụng các ứng dụng công nghệ số tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng, cá nhân hóa các gói dịch vụ và ưu đãi dựa trên sở thích của khách hàng tốt hơn; đồng thời tiết giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, giúp tương tác, chăm sóc khách hàng trực tiếp và từ xa, quy trình làm việc khoa học, nhanh gọn, hiệu suất cao...

Ông Từ Thanh Hải, Giám đốc Phong Nha Explorer Quảng Bình cho biết: “Chuyển đổi số nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch trong nước, tạo ra những thay đổi tích cực hơn cho cả khách hàng và doanh nghiệp du lịch. Khách hàng, giờ đây, thay vì phải đến công ty du lịch, lựa chọn trong hàng trăm gói tour, dịch vụ du lịch, thì chỉ bằng chiếc điện thoại di động thông minh sử dụng các ứng dụng số, họ có thể thực hiện một loạt các hoạt động từ việc lên kế hoạch cho chuyến đi, lựa chọn phương tiện di chuyển, đơn vị lữ hành đến đặt phòng khách sạn và nhận ưu đãi sau chuyến đi...”

Cũng theo ông Hải, trang web của công ty này cho phép du khách có thể đặt dịch vụ khách sạn, di chuyển, ăn uống nhờ các công cụ được tích hợp sẵn. Nhờ chuyển đổi số, Phong Nha Explorer đã giảm bớt nhân công, bên cạnh đó khách trên mọi miền đất nước và thế giới đến với công ty thông qua trang web rất nhiều, và rất hiệu quả từ công nghệ và Internet giúp công ty này vận hành hoàn toàn trên nền tảng trực tuyến và từ đó có thể tiếp cận được khách hàng từ khắp cả nước.

Mới đây, ngành du lịch Việt Nam đã ra mắt ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” - ứng dụng du lịch trực tuyến kết hợp thanh toán điện tử và theo dõi sức khỏe y tế được tích hợp chỉ bằng một chiếc thẻ. Ứng dụng này nhắm vào đối tượng hơn 43 triệu người dùng điện thoại di động thông minh. Đây là công cụ hữu ích đối với du khách trong việc tìm các điểm đến an toàn và quảng bá điểm đến cho khách du lịch, đồng thời phục vụ hiệu quả chương trình kích cầu du lịch nội địa.

Du lịch với những chính sách mạnh mẽ mới mong đưa ngành du lịch "vượt bão"

Du lịch với những chính sách mạnh mẽ mới mong đưa ngành du lịch "vượt bão".

Ứng dụng cũng được coi là một trong những hoạt động chuyển đổi số thiết thực của cơ quan quản lý nhà nước ngành du lịch. Với các giải pháp được triển khai như: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số cho tiếp thị du lịch; quản lý điểm đến du lịch thông minh; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu lớn để đưa vào sử dụng chung; kêu gọi các doanh nghiệp cùng hưởng ứng sáng tạo; lan tỏa công nghệ số đến với mọi cấp, mọi ngành, để hỗ trợ phát triển du lịch Việt Nam...

Quy trình chuyển đổi số đòi hỏi sự quyết liệt của các cấp, cùng ý thức, trách nhiệm cũng như sự cố gắng, nỗ lực từ phía doanh nghiệp, tổ chức và chính quyền các địa phương. Chuyển đổi số không chỉ về mặt công nghệ, mà còn là chuyển đổi cả cách quản lý, phương thức tiếp cận, xúc tiến, quảng bá... Điều này đòi hỏi sự đổi mới trong cả tư duy lẫn hành động của toàn ngành du lịch, từ cơ quan quản lý đến các doanh nghiệp.

Theo ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, cần phải xây dựng những sản phẩm du lịch mang tầm quốc gia, phát triển các kênh truyền thông số đa dạng và đưa ra nhiều đề xuất tung các sản phẩm khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp lữ hành. Doanh nghiệp, cần xác định rõ hướng vào lĩnh vực nào để tái cấu trúc và đặc biệt không thể chần chừ việc số hóa. Ngành du lịch vượt qua “bão” Covid 19 thì việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong maketing du lịch; tiếp đó là quản lý điểm đến thông minh, hướng dẫn cho du khách tham quan... đây là bước nhằm giảm nhân công và đưa tới khách hàng một tiện ích thông minh nhất.

Cần những chính sách thiết thực để cứu doanh nghiệp du lịch

Theo đại diện Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam thì: “Với những nỗ lực trong công tác khắc phục hậu quả tổn thất do dịch Covid 19 gây ra, ngành du lịch cần hoạch định từng bước vững chắc để khắc phục những “tổn thương”.

Tuy nhiên, để hồi phục thì cần một bài toán và một chính sách rõ ràng mới mong ngành du lịch nhanh chóng hồi phục. Lãnh đạo ngành cùng phải cùng chung tay với doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp, đưa ra phương án cứu doanh nghiệp như tìm ra những cách làm mới, những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tránh hiện tượng “lãnh cảm”.

Theo đại diện Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam: “Từ đầu đại dịch đến nay, doanh nghiệp du lịch nào còn tồn tại là một sự cố gắng không nhỏ. Họ đã cố gắng “chèo chống” doanh nghiệp vượt qua “bão” Covid 19. Hiện tại, khó khăn chồng chất khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã bán nhà và vay mượn ngân hàng để cứu doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới để đưa ngành du lịch “vượt bão” thì cần một bàn tay chính sách hỗ trợ thiết thực, từ chiến lược đến các quyết sách phù hợp để cứu ngành du lịch".

Thanh Loan
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm