Chuyển đổi số

Giảng viên Đại học Úc chia sẻ kinh nghiệm dạy học trực tuyến hiệu quả mùa dịch

DNVN - Đại diện Trường Đại học Monash (Úc) cho rằng để việc giảng dạy, học tập trực tuyến đạt hiệu quả, giáo viên cần chú ý đến cảm xúc và khuyến khích học sinh, sinh viên tích cực thể hiện bản thân trên không gian mạng.

Nghệ An: Lần đầu tiên trao 100 học bổng khuyến học trực tuyến / Sở GD-ĐT Đà Nẵng: Học sinh phải học trực tuyến kéo dài sẽ bị căng thẳng, ức chế

Việc dạy học qua môi trường trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến giữa đại dịch.

Đại dịch COVID-19 đang gây ra sự thay đổi lớn trong ngành giáo dục, dẫn đến việc các trường học tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam phải gấp rút chuyển sang phương pháp giảng dạy trực tuyến.

Việc chuyển đổi sang học trực tuyến đã dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn vào hình thức giảng dạy thông qua video kỹ thuật số như video chứa các slide bài giảng, video hướng dẫn…

Trong bối cảnh đó, việc chuyển đổi đột ngột sang hình thức học trực tuyến đã gây ra nhiều trở ngại cho giáo viên và học sinh, bao gồm khó khăn trong việc hỗ trợ giáo dục, thiếu tương tác trực tiếp và hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ.

Trước thực tế trên, từ kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến nhiều năm, các giảng viên đến từ khoa Giáo dục của Đại học Monash (Úc) cho rằng có một số nguyên tắc cơ bản để việc giảng dạy, học tập trực tuyến đạt hiệu quả.

Trước hết, cần hành động có chủ đích. Giáo viên nên tích cực chia sẻ mục tiêu đằng sau những buổi học cũng như lắng nghe tiếng nói của học sinh, sinh viên.

Mặt khác, đối với giảng dạy trực tuyến, việc giáo viên mong muốn kiểm soát được mọi tình huống là điều bất khả thi. Do đó thay vì cố gắng kiểm soát, giáo viên và các học sinh có thể cùng nhau trao đổi, giúp những cuộc thảo luận về bài học trở nên dễ dàng hơn.

Cùng đó, trong giảng dạy, điều quan trọng là phải kết nối được những gì học sinh đang học với kinh nghiệm sống và thế giới xung quanh.

Học sinh cần được trao thêm cơ hội để bày tỏ quan điểm cá nhân và kết nối với nhau thông qua các nền tảng tương tác. Sự đa dạng gồm cả trao đổi 1:1 với giáo viên, thảo luận nhóm nhỏ với bạn cùng lớp (có hoặc không có sự góp mặt của giáo viên), thảo luận trực tuyến, trên mạng xã hội.

Cũng theo đại diện Trường Đại học Monash, khi dạy học trên môi trường trực tuyến, giáo viên cần chú ý đến cảm xúc của học sinh, sinh viên.

Cảm xúc của học sinh là một yếu tố không nên bị xem nhẹ, do đó nếu thấy cần thiết, ở phần đầu của mỗi buổi phụ đạo, giáo viên có thể tạo ra một khảo sát ẩn danh để học sinh sẽ chia sẻ trạng thái cảm xúc của họ. Hoạt động này cho thấy sự quan tâm chân thành của giáo viên dành cho họ.

Ngoài ra, cần cung cấp cho học sinh, sinh viên số điện thoại của giáo viên, trợ giảng trong trường hợp họ cần hỗ trợ thêm, đảm bảo các bài giảng quan trọng được ghi hình để học sinh, sinh viên có thể xem lại khi cần là vô cùng quan trọng.

Nguyên Đức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm