Đời sống

4 chất dinh dưỡng làm tăng hồng cầu cho máu

Để tăng hồng cầu cho máu chế độ ăn cần cân đối những chất dinh dưỡng dưới đây.

Chăm sóc làn da của bé đúng cách trong mùa hè / Những người bị sỏi túi mật không nên ăn gì?

Tìm hiểu về hồng cầu

4 chất dinh dưỡng làm tăng hồng cầu cho máu

Hồng cầu là một thành phần không thể thiếu trong tế bào máu. Nguồn ảnh: Internet

Hồng cầu là một thành phần không thể thiếu trong tế bào máu của mỗi chúng ta, chúng giữ vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động hàng ngày trong cơ thể. Trong đó, nhiệm vụ chính của hồng cầu là chuyển oxy từ phổi tới mô. Để mọi vận động diễn ra bình thường, chúng ta cần theo dõi và duy trì lượng hồng cầu trong máu ở mức ổn định.

Các bác sĩ cho biết, ở một người trưởng thành với sức khỏe bình thường, chỉ số hồng cầu có thể dao động ở trong khoảng từ 4,2 - 5,9 triệu tế bào tính trên mỗi cm3. Ngoài ra, chỉ số này có thể thay đổi tùy vào độ tuổi, giới tính mỗi người.

Nếu lượng hồng cầu đột nhiên tăng hoặc giảm bất thường, mọi người nên cảnh giác và đi kiểm tra sức khỏe sớm. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe và cần được điều trị kịp thời. Một trong những cách kiểm soát lượng hồng cầu đó là xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đó là lý do vì sao mọi người rất quan tâm tới những chất dinh dưỡng giúp tăng lượng hồng cầu trong máu.

Chất dinh dưỡng làm tăng hồng cầu

Axit folic

 

Các nhà nghiên cứu tại Hoà Kỳ cho biết, một người trung bình cần từ 100 đến 250 mcg axit folic mỗi ngày. Nữ giới khi đến kỳ kinh nguyệt được khuyến cáo nên bổ sung 400mcg/ngày. Còn với phụ nữ khi mang thai cần 600 mcg acid folic mỗi ngày để tăng lượng hồng cầu trong máu giúp nuôi dưỡng cơ thể.

Để tăng axit folic, những bữa ăn của chúng ta nên có những loại thực phẩm như: bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, rau có lá sẫm màu như rau bina, cải xoăn, đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan, quả hạch,...

Đồng

Mặc dù việc hấp thụ đồng không trực tiếp làm cơ thể tăng sản xuất ra các tế bào hồng cầu, tuy nhiên nó có thể giúp những tế bào này tiếp cận được với lượng sắt mà chúng cần để tái tạo. Một số loại thực phẩm có hàm lượng đồng cao mà bạn nên lựa chọn như: Gan, gia cầm, động vật có vỏ, đậu, quả hạch, anh đào,...

Vitamin C

 

Cũng giống như đồng, vitamin C cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất RBC, nhưng cải thiện sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Kết hợp thực phẩm giàu vitamin C với nguồn sắt không phải heme có thể giúp cơ thể bạn hấp thụ nhiều sắt hơn.

Vitamin B12

Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc hình thành hồng cầu. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của RBC và ngăn cản sự phát triển của chúng, được gọi là thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Vitamin B12 thường có trong các sản phẩm từ sữa và các nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt đỏ, cá và động vật có vỏ. Bên cạnh đó, ngũ cốc ăn sáng cũng được tăng cường vitamin B12, , theo The Times of India.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm