Đời sống

Bộ phận của gà là bậc thầy axit folic, nhiều hơn gan lợn 3-4 lần, người Việt chê có độc, mẹ Nhật lại cố tìm mua

Gan gà là bộ phận cực kỳ bổ dưỡng trên con gà nhưng nhiều người lại sợ độc không bao giờ dám ăn.

Những người sắp bị ung thư thường cảm thấy ĐAU ở 5 bộ phận trên cơ thể: Chỉ bị đau ở 1 điểm cũng cần phải đi khám khẩn cấp / Quả bưởi có một bộ phận cực quý nhưng toàn bị ném bỏ: Đem ngâm cùng mật ong sẽ thành 'thuốc quý' làm trắng da, bổ nội tạng, giảm cân cực nhanh

Gan gà là loại thực phẩm rất phổ biến trên thị trường, không những rẻ mà còn giàu chất dinh dưỡng, nhưng ít người mua về dùng vì lo sợ ăn gan độc. Thậm chí các bà các mẹ ngày xưa còn thường xuyên truyền tai nhau câu nói "thương con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan".

Lý do khiến nhiều người sợ hãi ăn gan đến vậy là vì cho rằng đây là bộ phận lọc độc tố của động vật nên sẽ tích tụ nhiều chất độc không nên ăn. Tuy nhiên trái ngược lại với quan niệm của nhiều người Việt, các bà mẹ Nhật lại cố muagan gà để nấu các món ăn dặm cho trẻ em vì họ nhận ra những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà loại thực phẩm này mang lại.

Gan gà giàu axit folic gấp 4 lần gan lợn, có lợi cho sự phát triển trí não

Bộ phận của gà là bậc thầy axit folic, nhiều hơn gan lợn 3-4 lần, người Việt chê có độc, mẹ Nhật lại cố tìm mua - 1

Gan gà mỗi con chỉ có một nhưng người chê không dám ăn, người lại tranh nhau mua. (Ảnh minh họa)

Trong số tất cả các loại thực phẩm chứa axit folic, gan gà có hàm lượng chất nàycao nhất. Trong 100g gan gà có chứa lượng axit folic cao tới 1172ug, cao gấp 3-4 lần so với gan lợn mà lại dễ ăn hơn rất nhiều. Axit folic là chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển của các tế bào thần kinh. Do đó, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ ăn gan gà sẽ rất có lợi.

Ngoài ra, gan gà cũng rất giàu protein, canxi, phốt pho, sắt, kẽm, vitamin A và vitamin B. Hàm lượng nguyên tố vi lượng sắt trong gan gà đặc biệt cao, có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp huyết sắc tố trong cơ thể con người và tăng cường chức năng tạo máu, tiêu thụ hàng ngày không chỉ có thể bổ sung máu mà còn ngăn ngừa xuất hiện bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Ăn nhiều gan gà hàng ngày có thể bảo vệ đáng kể gan và mắt của con người, bởi nórất giàu vitamin A. Hàm lượng vitamin A trong gan động vật được đánh giá là vượt xa sữa, trứng, thịt, cá và các thực phẩm khác. Vitamin A không chỉ giúp cải thiện khả năng chống oxy hóa của gan mà còn nuôi dưỡng tế bào gan và cải thiện chức năng giải độc của gan. Sau khi vitamin A được cơ thể hấp thụ, nó cũng có thể tổng hợp rhodopsin trên võng mạc, giúp cải thiện chức năng võng mạc và ngăn ngừa mất thị lực.

Bộ phận của gà là bậc thầy axit folic, nhiều hơn gan lợn 3-4 lần, người Việt chê có độc, mẹ Nhật lại cố tìm mua - 2

Gan gà là thực phẩm giàu axit folic bậc nhất. (Ảnh minh họa)

 

Ăn gan động vật thường xuyên còn có thể bổ sung vitamin B2, một loại coenzym quan trọng cho cơ thể. Vitamin B2 là thành phần của nhiều enzym và coenzim trong quá trình trao đổi chất sinh hóa của con người, đóng vai trò gián tiếp trong quá trình tăng sinh tế bào và phát triển của da, giúp cơ thể ứng phó với một số vấn đề.

Bên cạnh đó, gan còn chứa vitamin C và nguyên tố vi lượng selen không có trong các loại thịt. Những chất nàycó thể cải thiện khả năng chống oxy hóa của cơ thể, làm sạch lipid bị peroxid hóa trong cơ thể và cải thiện các khía cạnh khác nhau, tăng cường phản ứng miễn dịch, chống lại quá trình oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa và ức chế sản xuất tế bào khối u. Tiêu thụ thường xuyên có thể giữ cho cơ thể ở trạng tháitrẻ trung.

Ăn gan gà thế nào cho đúng?

Gan gà mặc dù bổ dưỡng nhưng nó vẫn thuộc nhóm nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol. Do đó nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, gây ra tình trạng mỡ máu cao hoặc bệnh tim mạch vành. Vì vậy, bệnh nhân tăng cholesterol máu, bệnh gan, tăng huyết áp và bệnh tim mạch vành nên thận trọng khi ăn.

Với người khỏe mạnh có thể ăn gan gà 3 lần/tháng, mỗi lần ăn điều độ, không quá nhiều. Đồng thời, chú ý đến chế độ ăn uống cân bằng để duy trì sức khỏe tốt.

 

Bộ phận của gà là bậc thầy axit folic, nhiều hơn gan lợn 3-4 lần, người Việt chê có độc, mẹ Nhật lại cố tìm mua - 3

Chỉ nên ăn gan gà khoảng 3 lần/tháng để tránh làm tăng cholesterol. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra khi chọn gan gà cũng nên lựa chọn cẩn thận, dựa trên 3 tiêu chí:

- Ngửi mùi: Gan gà tươi có mùi thơm nồng của thịt, còn gan gà hư sẽ có mùi tanh và các mùi khác.

- Nhìn bề ngoài: Gan gà tươi có độ đàn hồi tự nhiên, gan cũ khô hơn do mất độ ẩm.

 

- Nhìn màu sắc: Gan gà luộc chín có màu đỏ nhạt, vàng đất hoặc xám đều là bình thường. Màu gan gà càng tự nhiên càng có lợi.

- Video khối mỡ nhỏ trong mạch máu có thể dẫn đến cái chết chớp nhoáng như thế nào? Nguồn: Dân trí

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm