Buổi sáng hễ đánh răng là chảy máu, bác sĩ nha khoa nói "đừng chủ quan", có thể bạn đã mắc những bệnh này
Ăn trứng hợp lý để bảo vệ sức khỏe khi mang thai / Công dụng bồi bổ sức khỏe khi mang thai của thịt dê
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi đánh răng
Các chuyên gia nha khoa cho biết, “thủ phạm” chính gây nên hiện tượng chảy máu chân răng thường xuyên khi đánh răng là do các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh răng….
Khi các kẽ răng không được làm sạch, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tạo thành lớp một lớp mảng bám quanh răng, hay còn gọi là cao răng. Lớp mảng bám này sẽ tích tụ theo thời gian, bám chắc vào bề mặt răng, khiến răng có màu ố vàng, đồng thời gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như viêm lợi, chảy máu chân răng, sâu răng, hôi miệng…
Một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng là do thiếu vitamin C, máu khó đông, bệnh tiểu đường, stress….
“Hệ lụy” của tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng
Nếu viêm lợi, viêm nướu nhẹ, hiện tượng chảy máu chân răng có thể xuất hiện một vài ngày rồi tự hết, nhưng nó có xu hướng tái đi tái lại thường xuyên. Theo thời gian, tình trạng viêm lợi diễn tiến nặng hơn, trong những đợt viêm cấp, nướu bị sưng tấy, gây đau đớn và khó chịu.
Nếu không sớm được xử trí, có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nghiêm trọng là viêm nha chu, làm phá hủy các tổ chức quanh răng và cuối cùng là rụng răng, mất răng.
Đặc biệt nguy hiểm ở những người có bệnh tiểu đường hay tim mạch, nó có thể gây tăng đường huyết, gây biến chứng viêm nội tâm mạc, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Ở phụ nữ mang thai, bệnh viêm lợi, chảy máu chân răng làm tăng gấp đôi nguy cơ bị biến chứng thai kỳ, gây đẻ non, thai nhẹ cân. Điều trị thai phụ bị vấn đề sức khỏe răng miệng này chủ yếu bằng chăm sóc và vệ sinh, hạn chế dùng thuốc vì có thể gây hại cho thai nhi.
Cách xử trí khi bị chảy máu chân răng thường xuyên
Nếu chảy máu chân răng nhiều khi đánh răng, kiểm tra thấy lợi bị viêm, sưng và dễ chảy máu từ vị trí này thì cần điều trị và khắc phục bằng các biện pháp đơn giản như vệ sinh răng miệng, lấy cao răng,...
Đồng thời, bạn nên đi kiểm tra toàn diện sức khỏe xem nguyên nhân của tình trạng này là do đâu, bởi rất có thể đây là biểu hiện của các bệnh lý về gan cũng như rối loạn đông máu.
Vệ sinh răng miệng
Đánh răng là việc bắt buộc phải thực hiện để bảo vệ sức khỏe răng miệng, làm sạch vi khuẩn và thức ăn thừa có thể gây sâu răng. Ngoài ra sau các bữa ăn, nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám thừa của thức ăn, dùng nước súc miệng hoặc dung dịch chuyên dụng để làm sạch răng.
Các trường hợp khó làm sạch như răng mọc lệch, niềng răng, sâu răng,… cần có biện pháp làm sạch chuyên dụng hơn như: bàn chải điện với tác dụng sóng âm, tăm nước,…
Lấy cao răng
Cao răng cứng tích tụ quanh chân răng là nguyên nhân chính khiến lợi bị viêm đỏ, dễ chảy máu. Đồng thời lợi cũng bị đẩy xa khỏi răng, lâu dần có thể gây tụt lợi, mất răng, sâu răng,… Vì thế nếu chảy máu chân răng ở răng có hiện tượng này thì lấy cao răng là bước đầu tiên.
Sau khi lấy cao răng, điều trị bằng thuốc giảm viêm, giảm sưng, hỗ trợ phục hồi nướu răng sẽ đạt hiệu quả nhanh chóng, lâu dài hơn. Ngoài ra cũng cần lưu ý nên đi lấy cao răng định kỳ khoảng 6 tháng một lần để ngừa cao răng gây sưng lợi, chảy máu chân răng.
Điều trị chảy máu chân răng
Khi đi khám nha sĩ, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh, nguyên nhân và chỉ định thuốc điều trị thích hợp giúp hạn chế và dần loại bỏ chảy máu chân răng. Ngoài ra, bạn cần điều trị các bệnh lý toàn thân nếu có như bệnh về gan hoặc rối loạn đông máu.
Lưu ý khi không tự ý sử dụng thuốc điều trị mà không có chỉ dẫn của bác sĩ bởi có thể không đạt hiệu quả điều trị mà còn gây tác dụng phụ cho dạ dày và sức khỏe. Chỉ các trường hợp chảy máu chân răng do viêm nhiễm vi khuẩn mới dùng kháng sinh điều trị, hơn nữa cần lựa chọn loại kháng sinh phù hợp tránh gây nhờn thuốc.
Từ bỏ thói quen xấu
Một vài thói quen xấu sẽ khiến tình trạng chảy máu chân răng nhiều, viêm lợi trở nên nặng hơn như: Dùng tăm xỉa răng, đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải với lông chải cứng, dùng chỉ nha khoa không đúng cách, ăn nhiều thức ăn cay, nóng hoặc cứng gây tổn thương lợi, hút thuốc lá, căng thẳng kéo dài,…
Nếu bạn đang có những thói quen không tốt này, hãy cải thiện ngay hôm nay, chắc chắn sức khỏe răng miệng của bạn sẽ tốt hơn, phòng ngừa các vấn đề như chảy máu chân răng.
Bổ sung dinh dưỡng
Tăng cường bổ sung Vitamin C và Vitamin K cũng được chuyên gia khuyến cáo với người bị chảy máu chân răng hoặc người không mắc bệnh để cải thiện nhanh, phục hồi tổn thương lợi. Cùng với đó, Vitamin K cũng giúp hạn chế chảy máu chân răng.
Hoa quả, trái cây tươi như cam, chanh, ổi, củ cải, chuối,… là nguồn thực phẩm giàu những dinh dưỡng này. Đừng bỏ qua chúng trong bữa ăn hàng ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người