Đời sống

Có thể phát hiện trầm cảm ở trẻ em?

Theo ThS.BS Trần Quyết Thắng, Phó Giám đốc bệnh viện Tâm thần Hà Nội, giai đoạn từ 11-18 tuổi là giai đoạn tiềm ẩn bệnh trầm cảm bởi trẻ đã có ý thức trong việc học hành, quan hệ bạn bè, thể thao.

Dự đoán ngày mới (24/12) cho 12 con giáp: Tuổi Mão đón tin vui tới tấp, tuổi Tý gặp thất bại / Mách cô nàng độc thân cách tận hưởng ngày Giáng sinh ấm áp

Có thể phát hiện trầm cảm ở trẻ em? - Ảnh 1.
Th.S BS Trần Quyết Thắng cho biết, ở độ tuổi 11-18, các em đã biết đau khổ vì những gì mà mình mong muốn, yêu thích không được thoả mãn.

Sự trầm cảm thể hiện qua sự cau có, mệt mỏi, nóng nảy, buồn rầu, kém ăn, giấc ngủ không sâu, người gầy yếu, kết quả học tập sút.

Các biểu hiện cơ bản của chứng rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên tương tự như ở người lớn nhưng có liên quan đến những mối quan tâm điển hình của trẻ, chẳng hạn như học tập và vui chơi. Trẻ em có thể không giải thích được cảm xúc bên trong hoặc tâm trạng.

Trầm cảm nên được xem xét khi những đứa trẻ hoạt động kém đi so với trước đó, không hòa nhập cộng đồng, rút khỏi xã hội hoặc có hành vi phạm pháp.

Ở một số trẻ có rối loạn trầm cảm, tâm trạng nổi trội là khó chịu, như cáu gắt, bực bội, kích thích, gây hấn hơn là nỗi buồn (một sự khác biệt quan trọng giữa tuổi thơ và người lớn). Sự khó chịu liên quan đến trầm cảm ở trẻ em có thể biểu hiện như là hành vi hiếu chiến và bất hợp tác...

Chán nản, buồn bực là một trong những biểu hiện của chứng trầm cảm ở trẻ em.

Nhiều trẻ em cũng có những rối loạn khác, đặc biệt là chống đối, phản đối, hiếu động thái quá, tăng động, giảm chú ý hoặc rối loạn lo âu. Các biểu hiện bao gồm các cơn kích thích thường xuyên nghiêm trọng (ví dụ như giận dữ hoặc gây tổn thương đối với những người xung quanh...) có tần suất cao trên 3 lần/tuần; sự bùng nổ không phù hợp với hoàn cảnh; trạng thái cáu kỉnh, tức giận hiện diện hằng ngày.

Chứng bệnh thường gặp sau tuổi dậy thì

Rối loạn trầm cảm chủ yếu lần đầu tiên có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn là sau tuổi dậy thì với một số biểu hiện: cảm thấy buồn hoặc người khác quan sát thấy nỗi buồn (ví dụ như nước mắt) hoặc khó chịu; mất quan tâm hoặc thích thú trong hầu hết các hoạt động (thường được thể hiện như là chán nản); giảm cân (không tăng cân như dự kiến); giảm hoặc tăng cảm giác thèm ăn; mất ngủ hoặc chứng đau nửa đầu; sự kích động hoặc chậm phát triển tâm thần; mệt mỏi hoặc mất năng lượng; giảm khả năng suy nghĩ, tập trung và lựa chọn; những suy nghĩ liên tục về cái chết (không chỉ sợ chết) hoặc ý tưởng hay kế hoạch tự tử; cảm giác vô dụng (tức là cảm thấy bị từ chối và không được yêu thương)...

Nguy cơ tái phát cao ở những trẻ có giai đoạn trầm cảm nặng.

Phòng ngừa như thế nào?

Theo BS Quyết Thắng, trẻ cần được bảo đảm chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin cần thiết, để đủ sức khỏe học tập.

Trẻ cũng cần được hướng dẫn về cách bố trí việc học và nghỉ ngơi hợp lý, tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời. Hàng ngày không nên thức quá khuya sau 12 giờ, bảo đảm mỗi ngày ngủ tối thiểu 7 tiếng.

Nên đưa trẻ đi tham quan du lịch, vui chơi giải trí... vào cuối tuần.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên tăng cường trò chuyện để tìm hiểu những thay đổi về mặt tâm lý của trẻ. Cha mẹ cố gắng trở thành người bạn của con để chia sẻ, động viên con, không nên tạo ra những áp lực hoặc đưa ra mục tiêu quá cao.

Gia đình có thể đưa trẻ đến gặp các chuyên gia tâm lý để đánh giá trạng thái tâm lý của con và có những lời khuyên thích hợp.

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm