Đời sống

Côn trùng thôn quê thành đặc sản ở thành phố, giá cao chót vót nhưng vẫn được săn đón

Nhiều loại côn trùng vốn quen thuộc ở các làng quê Việt Nam như châu chấu, dế mèn, cà cuống, ve sầu... giờ thành đặc sản tại các quán nhậu ở thành phố, dù có mức giá khá đắt đỏ nhưng vẫn được nhiều người săn lùng.

Cả đàn côn trùng bị diệt sạch, 1 đi không trở lại nhờ loại hỗn hợp mẹ tự làm: Chẳng lo độc hại / Mẹo hay diệt sạch côn trùng trong nhà tắm

Châu chấu

Mỗi khi vào hè là thời điểm bước vào mùa thu hoạch lúa. Đây cũng là lúc châu chấu xuất hiện nhiều trên các cánh đồng. Loài phá hoại mùa màng này giờ thành đặc sản nổi tiếng ở thành phố, vào các nhà hàng, quán ăn với giá khá đắt đỏ.

Những năm gần đây, món “tôm bay” trở thành đặc sản xuất hiện trên bàn nhậu. Ở các quán nhậu, châu chấu rang lá chanh có giá từ 150.000-300.000 đồng/đĩa. Trên chợ mạng, châu chấu được làm sạch, bỏ chân bỏ cánh, đóng túi zip bảo quản lạnh để giao đến tận tay khách hàng.

Những năm gần đây, món “tôm bay” trở thành đặc sản xuất hiện trên bàn nhậu.

Những năm gần đây, món “tôm bay” trở thành đặc sản xuất hiện trên bàn nhậu.

Giá châu chấu dao động từ 160.000 - 250.000 đồng/kg. Năm nào được mùa thì giá rẻ hơn, còn những lúc khan hiếm thì giá đắt cũng không có hàng để bán.

Có nhiều loại châu chấu như châu chấu tre, châu chấu voi, châu chấu lúa… nhưng ngon nhất và đắt nhất là loại châu chấu lúa, có thể lên tới 250.000 đồng/kg. Khi còn sống, châu chấu lúa có màu xanh lá. Khi luộc qua, chúng sẽ có màu vàng nhạt, ăn béo, thơm và ngậy.

Dế mèn

Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào. Chúng có cơ thể hình trụ, đầu tròn, thân hình nhỏ bé, dài khoảng 2 - 2,5cm, có 4 chân nhỏ và 2 chân sau. Đặc điểm nổi bật của dế là cặp râu dài để tìm đường và kiếm thức ăn.

Dế mèn là món nhậu khoái khẩu của nhiều người. Dế mèn đông lạnh đã được sơ chế sạch, nhặt bỏ cánh, rút phần ruột bẩn trong bụng. Khách mua về chỉ cần rửa sạch, sau đó cho vào chiên giòn cùng nước măng chua hay rang muối ớt, rang lá chanh, nướng, tẩm bột chiên...

 

Dế mèn là món nhậu khoái khẩu của nhiều người.

Dế mèn là món nhậu khoái khẩu của nhiều người.

Trên chợ mạng, nhiều tiểu thương rao bán dế mèn đông lạnh với giá 130.000 - 300.00 đồng/kg, kèm theo những lời quảng cáo có cánh.

Theo các tiểu thương, dế mèn khá sạch vì chúng thường ăn rau nên có hương vị rất lạ, vừa béo vừa bùi. Ngoài lạ miệng, món ăn trên còn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất đạm, chất béo và vi chất, không thua kém gì so với trứng, thịt, cá.

 

Ve sầu

Ve sầu là loại côn trùng quen thuộc ở nhiều vùng quê. Thời gian gần đây, món ăn từ ve sầu bỗng nhiên được ưa chuộng. Vì thế, ve sầu trở thành đặc sản đắt đỏ được nhiều người tìm mua.

Loại ve sầu được dùng để nấu ăn là ve sầu vừa lột xong, thân ve còn mềm, còn gọi là nhuộng ve sầu. Ve sầu làm được rất nhiều món, từ rang lá chanh đến tẩm bột chiên xù, thậm chí có thể làm món cháo. Sau khi sơ chế vài lần bằng nước muối và nước nóng thì ve được cho vào chế biến.

Ve sầu chế biến xong vừa bùi vừa giòn, béo ngậy, lại thơm thơm mùi sữa.

Ve sầu chế biến xong vừa bùi vừa giòn, béo ngậy, lại thơm thơm mùi sữa.

Ve sầu chế biến xong vừa bùi vừa giòn, béo ngậy, lại thơm thơm mùi sữa. Bởi thế, món này là đặc sản mùa hè được nhiều người đặc biệt ưa chuộng. Mùa ve sầu chỉ có từ cuối tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Việc tìm kiếm ve sầu vô cùng khó. Người ta phải đi vào khoảng chiều tối để bắt được những con ve sầu vừa lột xong.

 

Trước đây người dân thường bắt ve sầu về ăn, nhưng giờ nhu cầu thị trường ngày càng cao nên nhiều người đi bắt ve để bán. Do đó, giá ve ngày càng được đẩy lên do cung không đủ cầu. Trên thị trường, 1kg ve sầu được rao bán có giá từ 300.000 - 500.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được món ăn từ ve sầu. Những người dị ứng côn trùng, nhộng thì không nên ăn ve sầu vì dễ xảy ra ngộ độc. Bởi ve sầu sống trong môi trường đất nên có nguy cơ nhiễm và bị nấm ký sinh cao, trong đó có một số loại nấm gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Cà cuống

Cà cuống (hay còn gọi là sâu quế, đà cuống) là côn trùng họ chân bơi, thường sống ở hồ, ao, đầm, ruộng lúa. Ban ngày cà cuống hoạt động ở dưới nước, còn ban đêm chúng có thể bay lên mặt đất để kiếm thức ăn. Vẻ ngoài của cà cuống trông giống con gián. Tuy vẻ ngoài cà cuống có phần xấu xí, kỳ dị khiến thực khách không đủ can đảm nếm thử nhưng món ăn này được nhận xét là thơm ngon, lạ miệng.

Cà cuống từ lâu đã trở thành đặc sản.

Cà cuống từ lâu đã trở thành đặc sản.

 

Cà cuống từ lâu đã trở thành đặc sản. Cà cuống được chế biến thành nhiều món ngon như cà cuống chiên giòn, cà cuống nướng, cà cuống quay, xào với rau xanh,... Nhưng có giá trị cao và bổ dưỡng nhất vẫn là tinh dầu cà cuống. Tinh dầu cà cuống có màu trong vắt, dậy mùi thơm đặc trưng và thường được sử dụng như một thứ gia vị không thể thiếu để làm nên loại nước mắm nổi tiếng miền Bắc.

Ở Hà Nội và một vài tỉnh khác còn có món bánh cuốn cà cuống rất thú vị. Chỉ cần nhỏ 1 - 2 giọt tinh dầu cà cuống vào bát nước mắm, ăn kèm nửa con cũng đủ khiến món ăn trở nên đặc sắc.

Không chỉ là đặc sản thơm ngon, cà cuống còn rất bổ dưỡng. Chúng chứa hàm lượng protein, lipid và các vitamin dồi dào. Theo Đông y, loại côn trùng này có vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ thận, tráng dương, lợi tiêu hóa.

Nhờ hương vị ngon lạ miệng và có giá trị dinh dưỡng cao nên cà cuống được bán với giá khá đắt đỏ. Ở một số tỉnh, cà cuống có giá 5 - 6 triệu đồng/kg, mỗi kg khoảng 80 - 90 con.

Cà cuống trong tự nhiên ngày càng ít. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiện có nhiều trang trại nuôi cà cuống, đáp ứng nhu cầu thưởng thức đa dạng của thực khách.

 

- Video khối mỡ nhỏ trong mạch máu có thể dẫn đến cái chết chớp nhoáng như thế nào? Nguồn: Dân trí

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm