Đời sống

Hễ tới mùa đông là bị 'điện giật', thêm một thứ vào máy giặt, quần áo sẽ hạn chế bị tĩnh điện, đơn giản nhưng không phải ai cũng biết

Quần áo bị tĩnh điện gây ra cảm giác "điện giật" là hiện tượng mà nhiều người gặp phải vào mùa đông, vô tình gây bất tiện trong cuộc sống.

Top những loại nước ép nên uống trong mùa đông / Mùa đông nên bật điều hòa bao nhiêu độ là hợp lý và tiết kiệm tiền điện?

Hiện tượng điện giật vào những ngày trời lạnh, thời tiết hanh khô rất dễ gặp phải khiến nhiều người cảm thấy e sợ. Ở khu vực miền Nam có lẽ hiếm gặp, nhưng tại các tỉnh thành miền Bắc, vào những ngày cuối năm, khi nhiệt độ bắt đầu giảm mạnh thì tình trạng đột nhiên thấy giật điện tanh tách khi vô tình chạm vào nắm cửa, co kéo chăn, hoặc vô tình chạm vào đồ vật kim loại... là hoàn toàn có thể xảy ra.

Khi chạm vào vật kim loại, nhiều người đột nhiên cảm thấy bị giật điện chính là hiện tượng tĩnh điện. May mắn là chúng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Tĩnh điện là hiện tượng xảy ra do mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Trên thực tế, điện tích tích tụ trên bề mặt của một đối tượng cùng với sự cộng hưởng của quá trình ma sát có thể gây ra hiện tượng tĩnh điện.

Con người có thể cảm nhận thấy sự mất cân bằng điện tích trong lúc mặc hoặc co kéo quần áo, chải đầu bằng lược nhựa hoặc một số hành động cọ xát khác. Yếu tố tĩnh điện từ quần áo, chăn chủ yếu do nguyên liệu, tính chất lý hóa của các loại xơ sợi bên trong.

Như đã nói ở trên, dù không ảnh hưởng tới sức khỏe hay nguy hiểm cho con người nhưng phần nào hiện tượng điện giật này vào mùa đông cũng ảnh hưởng phần nào tới cuộc sống sinh hoạt. Các chuyên gia cho biết, để khắc phục phần nào tình trạng trên, người dùng có thể thực hiện những bước xử lý đơn giản với những bộ trang phục hàng ngày, đặc biệt là những món đồ len, bông thường mặc vào mùa đông.

Một vài ví dụ về hiện tượng tĩnh điện trong cuộc sống (Ảnh minh họa)

Đơn giản và dễ thực hiện nhất đó chính là dùng nhiều nước xả vải hơn trong chu trình giặt giũ. Cleanpedia, chuyên trang của Unilever giải thích, tác dụng của nước xả vải là làm mềm, bôi trơn sợi vải, ngăn các bề mặt bám dính vào nhau. Từ đó sẽ giảm tình trạng khô cứng, ngăn chặn hiện tượng các bề mặt bám dính với nhau, hạn chế cọ xát gây nhiễm tĩnh điện.

Bên cạnh dùng thêm nước xả vải, người dùng cũng có thể tham khảo sử dụng, cho thêm các loại khăn giấy chống tĩnh điện chuyên biệt, baking soda hoặc giấm vào chu trình giặt; hoặc trang bị các bình xịt chống tĩnh điện, xịt lên quần áo trước khi mặc. Trang WikiHow cũng gợi ý thêm, gắn thêm một chiếc kim băng vào quần áo hay dùng mắc quần áo kim loại chà xát vào quần áo cũng giúp giảm thiểu tình trạng tĩnh điện. Lúc này điện tích trên vải sẽ chuyển trang các vật dụng này.

Thêm nhiều nước xả vải hơn vào trong chu trình giặt sẽ giúp giảm thiểu, hạn chế tình trạng tĩnh điện trong quần áo, đặc biệt là đồ len, bông (Ảnh minh họa)

Cài kim băng hoặc chà xát quần áo với mắc áo kim loại cũng giúp giảm thiểu tình trạng tĩnh điện, theo WikiHow khuyên (Ảnh WikiHow)

Các biện pháp chống tĩnh điện khác trong nhà

Bên cạnh các biện pháp áp dụng với quần áo, trang phục hàng ngày vào mùa đông, người dùng có thể tham khảo thêm một số phương pháp áp dụng với ngôi nhà để hạn chế hiện tượng tĩnh điện. Dưới đây là một số hướng dẫn đến từ chuyên trang WikiHow.

 

Đầu tiên đó là gia tăng độ ẩm trong nhà. Hiện tượng tĩnh điện sẽ dễ xảy ra hơn khi không khí khô, đặc biệt với những gia đình sử dụng các thiết bị sưởi trong các ngày rét đậm. Không khí khô không chỉ gây ra hiện tượng tĩnh điện mà còn khiến da, tóc, mũi, họng các thành viên trong gia đình cũng bị ảnh hưởng, bị khô rát, khó chịu. Chính vì vậy, tốt hơn hết các gia đình có thể gia tăng thêm độ ẩm trong không gian nhà, không gian phòng. Có thể trang bị các thiết bị như máy tạo ẩm, máy phun sương hay đơn giản là đặt thêm chậu nước, tươi cây trong nhà...

Tăng độ ẩm cho không gian phòng, không gian nhà cũng giúp giảm thiểu phần nào tình trạng tĩnh điện (Ảnh minh họa)

Phương pháp thứ 2 áp dụng với những gia đình có thảm, đặc biệt là những tấm thảm lớn. Những tấm thảm làm từ chất liệu len hay lông mang điện tích lớn vì vậy vô tình làm gia tăng khả năng xảy ra hiện tượng "điện giật" trong nhà. Vì vậy hãy phun lên bề mặt thảm chất chống tĩnh điện. Việc làm này sẽ giúp ngăn điện tích tích tụ trong vật dụng.

Thứ 3 đó là bản thân mỗi người tự dưỡng ẩm cho chính cơ thể mình. Không chỉ không gian cần được "bù ẩm" mà khi cơ thể người cũng được bù ẩm, hiện tượng tĩnh điện cũng sẽ được hạn chế."Da khô là một yếu tố góp phần tạo tĩnh điện và hiện tượng điện giật, vì vậy việc dùng dưỡng ẩm sẽ giúp ngăn ngừa tĩnh điện tích lại trên cơ thể người cũng như trong chính ngôi nhà của bạn", WikiHow khẳng định.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm