Đời sống

Hoa bí ngô có tác dụng gì với sức khỏe?

Không chỉ là một loại rau quả thực phẩm, tất cả các bộ phận từ cây bí ngô như dây, cuống và hoa đều có thể trở thành thuốc chữa bệnh.

6 loại lá uống giảm mỡ bụng hiệu quả ai cũng nên biết / Loại hoa rụng đầy sân tưởng không ăn được, ai ngờ đem về nấu được món thanh mát, giải nhiệt cực tốt

Dây bí ngô

Bí ngô (hay còn gọi là bí đỏ, bí rợ, bí thơm, bí ử, bí sáp) là một loại cây dây thuộc chi Cucurbita, họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Đây là loại cây thân thảo sống 1 năm, mọc bò hay leo nhờ tua cuốn. Dây bí đỏ có lông dày, mềm.

Dây bí ngô có nhiều công dụng với sức khỏe.

Dây bí ngô có nhiều công dụng với sức khỏe.

Nguồn gốc của bí ngô chưa được xác định tuy nhiên nhiều người cho rằng bí ngô có nguồn gốc ở Bắc Mỹ. Đây là loại quả lớn nhất trên thế giới.

Công dụng của dây bí ngô

- Hỗ trợ trị liệu lao phổi: Dây bí ngô 80g sắc đặc, thêm đường vào uống thay nước hàng ngày. Trong quá trình điều trị lao phổi bằng Tây y, sử dụng thêm phương thuốc này sẽ có tác dụng hỗ trợ tốt, giúp người bệnh đỡ mệt mỏi và chóng hồi phục.

- Chữa chứng ho lâu ngày không khỏi: Dây bí, cắt thành từng đoạn, cắm một đầu vào lọ để cho nước chảy xuống; sau 1 ngày lấy nước đó hòa với nước sôi, chia 3 lần uống trong ngày.

- Phụ nữ sinh con lần đầu, sữa không ra, trẻ mút vào đau đớn: Dây bí ngô 1 nắm, thêm chút muối vào giã nát, sắc nước uống.

Cuống bí ngô
Cuống bí ngô giúp an thai và phòng sảy thai.

Cuống bí ngô giúp an thai và phòng sảy thai.

 

- Chữa phù thũng, bụng trướng, tiểu tiện khó khăn: Cuống bí ngô đem sao tồn tính (để già lửa, sao đến khi bên ngoài cháy đen, bên trong vẫn còn màu sắc cũ), nghiền mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 - 1,5g bột nói trên, dùng nước ấm chiêu thuốc.

- Giúp an thai: Phụ nữ có mang, thai động không yên, lấy 3 - 5 cái cuống quả bí ngô rửa sạch, cho nước vào sắc kỹ, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.

- Phòng sẩy thai: Cuống bí ngô cho vào nồi đất thiêu tồn tính, nghiền mịn; sau khi có mang, kể từ tháng thứ hai, mỗi ngày uống 3 - 5g bột trên, chiêu thuốc bằng nước đã đun sôi còn âm ấm.

- Chữa nấc, trẻ em nôn mửa: Cuống bí ngô 4 - 5 cái đem sắc uống, liên tục 3 - 4 lần.

- Chữa đầu vú bị nứt, ngứa âm nang: Cuống bí ngô phơi khô, sao tồn tính, tán mịn, trộn với dầu vừng bôi vào những chỗ có bệnh.

 

Hoa bí ngô

Hoa bí ngô là loại thực phẩm có vị ngọt, tính hàn vào kinh tâm, tỳ, vị mang đến nhiều công dụng như lương huyết, bổ can thận, điều trị những chứng bệnh suy giảm chức năng can thận, suy giảm thị lực, viêm đường tiết niệu... Do đó, trong mâm cơm của nhiều gia đình vào ngày hè thường xuất hiện món ăn đặc biệt này.

Hoa bí ngô

Hoa bí ngô mang đến nhiều công dụng như lương huyết, bổ can thận, điều trị những chứng bệnh suy giảm chức năng can thận, suy giảm thị lực, viêm đường tiết niệu...

Theo nghiên cứu, cứ 33g hoa bí ngô sẽ chứa khoảng 9,2mg vitamin C, 19µg vitamin B9, 32 µg vitamin A, 0,23 mg Sắt, 16 mg phốt pho, 0,025 mg Vitamin B2, 8 mg Magie, 0,2 mg Selen và 0,228 mg Vitamin B3. Nhờ đó, loài hoa này mang đến cho cơ thể rất nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất.

Công dụng của hoa bí ngô đối với sức khỏe

- Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, viêm gan cấp tính, gan nhiễm mỡ, viêm đại tràng, táo bón: Canh hoa bí ngô, rau sam ăn trong vài ngày liền.

- Chữa viêm tuyến vú: Hoa bí ngô 30g, hoa kim ngân 25g, vỏ quýt 15g, bồ công anh 30g rửa sạch, sắc uống. Uống liền 7 ngày.

 

- Chữa ho có đờm: Hoa bí ngô 7 bông hấp đường phèn, uống trong ngày.

- Tăng cường thị lực, hỗ trợ điều trị bệnh về mắt; quáng gà, cận thị, viễn thị: Hoa bí ngô xào gan lợn ăn.

- Trị vết thương sưng đau: Hoa bí ngô phơi khô, nghiền bột mịn hòa với rượu. Nếu vết thương có lở loét thì trộn bột hoa bí với dầu vừng đắp lên vết thương.

- Chữa viêm da thần kinh: Lá bí ngô tươi sát vào chỗ ngứa, có tác dụng chống ngứa và giúp da mau chóng trở lại bình thường.

- Chữa đau răng: Rễ bí ngô 30g, sắc nước uống.

 

Món ăn từ hoa bí ngô

Hoa bí ngô dùng để nấu với các loại rau khác, hấp hoặc nấu súp,... đều rất ngon. Bạn có thể chế biến hoa bí ngô thành các món canh như canh bí ngô kim ngân, canh bí ngô rau sam,... giúp điều trị vàng da, viêm gan cấp, gan nhiễm mỡ, đau mắt đỏ, viêm đại trạng, táo bón,...

Hoa bí ngô xào tôm

Empty

Tước vỏ hoa bí ngô, ngắt khúc vừa ăn và đem đi rửa sạch. Sau đó vớt ra để ráo. Tỏi bóc vỏ, đập dập. Lấy tôm đem đi rửa sạch, bóc vỏ và rút phần chỉ đen ở phía lưng của tôm.

Ướp tôm với 1 thìa canh cà phê muối, 2 thìa canh cà phê bột nêm, 1 nửa thìa canh cà phê hạt tiêu trộn đều với tôm và ướp trong khoảng 5 phút cho gia vị thấm đều vào tôm.

Bắc chảo lên bếp đun cho nóng rồi đổ dầu. Sau đó, cho một nửa số tỏi mà bạn đã đập dập ban đầu vào chảo phi thơm rồi cho tôm vào đảo đều đến khi tôm chín chuyển sang màu vàng. Lúc này, bạn hãy cho rau bí đã rửa sạch vào chảo và xào cùng.

 

Khi hoa bí bắt đầu tái thì hãy cho muối, bột nêm vào rau cho vừa ăn rồi đun cho chín và thả nốt số tỏi đập còn ban đầu vào chảo đảo đều tay. Cuối cùng, bạn hãy tắt bếp và cho đồ ăn ra đĩa, ăn nóng cùng với cơm.

Lưu ý khi dùng hoa bí ngô

Các tác dụng phụ trong các sản phẩm làm từ bí ngô rất hiếm, nhưng có thể bao gồm khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy và buồn nôn. Nó cũng có thể gây ngứa, phát ban và phản ứng dị ứng ở một số người.

Hoa bí ngô có tính hàn, những người ăn uống ậm ạch khó tiêu và lạnh chân tay không nên dùng.

Bên cạnh đó, do hàm lượng chất xơ cao trong hoa bí ngô nên những người bị rối loạn tiêu hóa nên hạn chế dùng.

- Video: Rong kinh kéo dài, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u xơ tử cung 'khủng'. Nguồn: Sức khỏe & Đời sống.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm