Đời sống

Kỹ thuật trồng rau mồng tơi cho năng suất cao tại nhà

(DNVN) Mồng tơi là loại rau phổ biến trong bữa ăn gia đình. Nó không chỉ có tác dụng giải nhiệt mà rau mồng tơi còn có rất nhiều công dụng nhưng để trồng được rau mồng tơi đảm bảo sạch và năng suất thì không phải ai cũng biết

Kỹ thuật trồng rau dền trong thùng xốp dễ như trở bàn tay / Hướng dẫn trồng cà chua trong thùng xốp cho quả sai trĩu trịt

Mồng tơi có tên khoa học là Basella alba L., thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae). Đây là loại dây leo quấn, mập, nhớt, có thể trồng quanh năm. công chăm sóc và kĩ thuật đơn giản, giống cây tương đối rẻ và dễ tìm mua.
1. Thời vụ
Đối với các tỉnh miền Nam thì mồng tơi có thể trồng quanh năm. Nhưng đối với thời tiết miền Bắc thì thời điểm thích hợp nhất đó là trong vụ Xuân sau khi ăn Tết xong và thu hoạch suốt vụ Hè Thu.
Cây rau mồng tơi con.

Cây rau mồng tơi con.

Gieo giống từ tháng 3-5, thu hoạch từ tháng 5-9.
2. Chọn giống rau mồng tơi
Mồng tơi có 3 loại:
- Mồng tơi trắng có thân mảnh, lá có màu xanh nhạt.
- Mồng tơi tía có gân lá màu tím.
- Mồng tơi thân mập có lá to màu xanh đậm, ít nhớt.
Trên thị trường có rất nhiều nguồn gốc xuất xứ của hạt giống nhưng chúng ta nên lựa chọn hạt giống có xuất xứ Việt Nam
3. Làm đất trồng rau
- Làm cỏ sạch, cày đất, bón vôi và phơi đất từ 10-15 ngày giúp đất tơi xốp, loại bỏ được mầm bệnh phá hoại.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

- Lên luống: Sau khi làm sạch đất chúng ta băm nhỏ đất.
- Lên các liếp đất vừa phải, một liếp đất có thể rộng 1m đến 1,5m tùy theo mỗi người, có đường đi phân cách giữa các liếp với nhau để thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc và thu hoạch.
- Đất trồng: Dùng đất tơi xốp, pha nhiều cát, thông thoáng, khả năng thoát nước cao. Nếu không thể tìm được loại đất đạt yêu cầu trên bạn có thể sử dụng đất sạch giàu dinh dưỡng cũng rất tốt.
- Phân bón nên chọn cách loại phân chuồng hoai mục, phân trùn quế, sơ sừa, tro trấu...
Cách bón: Làm tơi đất sau đó trộn phân chuống hoặc phân vi sinh với đất.
4. Kĩ thật gieo trồng cây con
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

- Khay trồng: Mồng tơi là cây tương đối dễ tính, bạn có thể lựa chọn bất cứ loại thùng chậu nào sẵn có trong nhà để trồng: Chậu nhựa, thùng xốp... nếu có điều kiện bạn nên mua loại chậu thông minh đang sẵn bán trên thị trường, nó gúp bạn đỡ vất vả trong việc tưới tắm và dọn dẹp vệ sinh sau này.
- Gieo hạt: Cây cách cây tối thiểu 10cm với cách làm đất lên liếp. còn trồng trong chậu thì nên trồng tối đa 15 cây/chậu (tùy diện tích chậu).
Sau khi gieo hạt, phủ lên một lớp đất mỏng để che phủ giữ ẩm cho hạt, tưới nước ngày 2 lần.
5. Bón phân, thu hoạch
- Khi làm đất ta bón lót rồi gieo hạt.
- Sau khi gieo hạt được 5-6 ngày thì hạt bắt đầu nảy mầm, khi có cây con ta bón thúc cho cây phát triển mạnh.
- Bạn có thể sử dụng phân trùn quế, phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục để bón cho cây. Cứ khoảng 7-10 ngày bón một đợt phân.
- Khi thu hoạch rau mồng tơi ta nên dùng kéo cắt thu hoạch một lần, dùng bì bóng chuyên dụng cho tủ lạnh để bảo quản rau mồng tơi.
- Sau khi thu hoạch ta lại bón phân cho rau, và quy trình chăm sóc bón phân tưới nước cứ liên tục đều đặn thì chỉ sau 2 tuần ta lại được thu hoạch một lần.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Để đảm bảo rau sạch ta sẽ chọn thuốc trừ sâu làm từ tỏi, ớt, gừng, rượu là những hỗn hợp dễ tìm thấy nhất trong nhà bếp.
Nguyên liệu chuẩn bị:
+ Chọn mua 1kg ớt tươi, 1 kg tỏi, 1 kg gừng. Nên chọn các loại ớt, tỏi, gừng càng cay càng tốt.
+ Giã hoặc xay nhuyễn hỗn hợp tỏi, ớt, gừng.
+ Ngâm 3kg nguyên liệu với 3 lít rượu trong thùng kín. Trong suốt quá trình ngâm ủ, chỉ được để thùng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
+ Ngâm trong khoảng 15-20 ngày để cho tinh dầu cay của nguyên liệu ngấm đều với rượu rồi mới đem ra sử dụng.
Ngay khi thấy có sâu bệnh thì nên phun ngay hỗn hợp thuốc trừ sâu từ ớt. tỏi, gừng. Khi dùng, lấy khoảng 200-300ml hỗn hợp hòa vào 5 lít nước rồi phun đều lên bề mặt lá.

Hoài Chương (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm