Đời sống

Làm thế nào để giảm nguy cơ bị bệnh đau thắt lưng?

Có nghiên cứu chỉ ra rằng 60-90% ngư­ời trưởng thành bị đau vùng thắt l­ưng ít nhất 1 lần trong đời, vì vậy có nhiều cách sẽ giúp chúng ta giảm nguy cơ bị bệnh này.

Chăm mẹ chồng ốm liệt giường suốt tháng, khi khỏe bà gọi vào hỏi 1 câu khiến em "cạn lời" còn chồng tức tối bỏ đi / Bàn tay phụ nữ có 4 đặc điểm này chứng tỏ lắm tiền nhiều của

Đau vùng thắt l­ưng rất thư­ờng gặp trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt và trong cuộc sống hàng ngày, theo Tổ chức Y tế Thế giới đau thắt l­ưng là nguyên nhân hay gặp nhất gây ốm đau và mất sức lao động ở những ng­ười dưới 45 tuổi; tỷ lệ đau thắt lư­ng hàng năm khoảng 5% dân số; 50% ngư­ời đau thắt lư­ng ở trong độ tuổi lao động.

lam the nao de giam nguy co bi benh dau that lung hinh anh 1
Đau thắt lưng.

Nguyên nhân gây nên bệnh đau thắt lưng

Có nhiều nguyên nhân gây nên đau vùng thắt lưng, có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu sau:

Do nguyên nhân cơ học: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh đau thắt lưng, có thể bao gồm thoái hóa đĩa đệm hoặc bệnh về khớp, gãy đốt sống, dị tật bẩm sinh, thoái hóa đốt sống hoặc các nguyên nhân không xác định. Nguyên nhân không xác định, thường được cho là do căng cơ hoặc chấn thương dây chằng (65% – 70%).

Do nguyên nhân thần kinhnhư thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, gai xương làm tổn thương rễ thần kinh. Ngoài ra, nhiễm trùng (chẳng hạn như herpes zoster) cũng có thể là nguyên nhân gây đau thắt lưng.

Các bệnh lý cột sốngkhông do nguyên nhân cơ họcchẳng hạn như nhiễm trùng, lao, viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp).

 

lam the nao de giam nguy co bi benh dau that lung hinh anh 2
Đau vùng thắt l­ưng rất thư­ờng gặp trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt và trong cuộc sống hàng ngày.

Do bệnh lý của cơ quan khácnhư bệnh đường tiêu hóa, bệnh thận, phình tách động mạch chủ bụng.

Do nguyên nhân khácnhư đau cơ xơ hóa, rối loạn dạng cơ thể (chẳng hạn như rối loạn bản thể, rối loạn đau đớn), malingering (giả bệnh).

Làm thế nào để giảm nguy cơ bị bệnh đau thắt lưng?

Tập thể dục thường xuyênđể giữ cho cơ bắp khỏe mạnh và linh hoạt. Tham khảoý kiếnbác sĩ về danh sách các bài tập có tác động thấp, phù hợp với lứa tuổi được nhắm mục tiêu cụ thể nhằm tăng cường cơ lưng dưới và cơ bụng.

Duy trì cân nặng hợp lývà ăn uống bổ dưỡng với chế độ ăn uống đủ lượng canxi, phốt pho và vitamin D hàng ngày để thúc đẩy tăng trưởng xương.

 

lam the nao de giam nguy co bi benh dau that lung hinh anh 3
Tập thể dục để giảm nguy cơ bị đau thắt lưng.

Sử dụng đồ nội thất được thiết kế tiện dụng, kể cả thiết bị tại nhà và nơi làm việc. Bảo đảm bề mặt làm việc ở độ cao thoải mái.

Thay đổi vị trí ngồi thường xuyênvà định kỳ đi bộ xung quanh văn phòng hoặc nhẹ nhàng vươn cơ vai để giảm căng thẳng. Một cái gối hoặc khăn cuộn lại đặt sau lưng sẽ hỗ trợ thắt lưng. Đặt chân của bạn trên ghế đẩu thấp hoặc chồng sách khi ngồi trong một khoảng thời gian dài.

Mang giày đế thấp, thoải mái.

Ngủ nghiêng một bên với đầu gối co lại(tư thế bào thai) có thể giúp mở ra các khớp ở cột sống và giảm áp lực bằng cách giảm độ cong của cột sống. Luôn luôn ngủ trên bề mặt vững chắc.

Đừng cố nâng những vật quá nặng.Ngồi xuống để nâng vật (nâng vật bắt đầu từ đầu gối), hóp cơ bụng, giữ đầu và lưng trên cùng một đường thẳng. Khi nâng, giữ đồ vật sát cơ thể. Không vặn người khi nâng.

 

Bỏ hút thuốc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm