Đời sống

Loạt sản vật nổi tiếng của vùng ven biển Tây Nam

Vùng ven biển Tây Nam, nhất là từ Đất Mũi - Năm Căn (Cà Mau) đến Hà Tiên (Kiên Giang) có nhiều sản vật hấp dẫn, độc đáo.

Việt Nam có những món đặc sản với tên gọi cực kỳ độc lạ, mới nghe thôi bạn sẽ “xoắn não” chẳng biết ăn được hay không? / Việt Nam lọt top 10 địa điểm lý tưởng để sống xa nhà

Cua Năm Căn là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau, gắn với địa danh Năm Căn ở tỉnh này. Chắc thịt, vị ngọt đậm, giàu dinh dưỡng, cua Năm Căn được nhiều người ưa chuộng, tìm thưởng thức khi du lịch về vùng đất mũi Cà Mau. Ảnh: Việt Tường.

Cua Năm Căn là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau, gắn với địa danh Năm Căn ở tỉnh này. Chắc thịt, vị ngọt đậm, giàu dinh dưỡng, cua Năm Căn được nhiều người ưa chuộng, tìm thưởng thức khi du lịch về vùng đất mũi Cà Mau. Ảnh: Việt Tường.

Cá thòi lòi ở Cà Mau khá kỳ lạ, sống nhiều ở vùng đất ngập mặn, bùn lầy ven biển, có thể trườn trên nước, bò nhanh trên mặt đất, thậm chí leo cây. Là sản vật đặc biệt, cá thòi lòi săn chắc, ngọt thịt thường được nướng mọi, nướng muối ớt, chiên xù, nấu canh chua… Ảnh: Bell.beoo.

Cá thòi lòi ở Cà Mau khá kỳ lạ, sống nhiều ở vùng đất ngập mặn, bùn lầy ven biển, có thể trườn trên nước, bò nhanh trên mặt đất, thậm chí leo cây. Là sản vật đặc biệt, cá thòi lòi săn chắc, ngọt thịt thường được nướng mọi, nướng muối ớt, chiên xù, nấu canh chua… Ảnh: Bell.beoo.

Vọp có thịt ngọt, dai, trông hơi giống nghêu nhưng kích thước lớn hơn, thường sống ở bãi bồi, cửa biển, rừng ngập mặn... Đây là một trong những sản vật đặc trưng của Cà Mau, có thể đem nướng mỡ hành, luộc gừng, nấu canh chua, xào bồn bồn... Ảnh: Khunglong_chua.

Vọp có thịt ngọt, dai, trông hơi giống nghêu nhưng kích thước lớn hơn, thường sống ở bãi bồi, cửa biển, rừng ngập mặn... Đây là một trong những sản vật đặc trưng của Cà Mau, có thể đem nướng mỡ hành, luộc gừng, nấu canh chua, xào bồn bồn... Ảnh: Khunglong_chua.

Vùng biển Cái Đôi Vàm ở huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau có đặc sản khô cá khoai nổi tiếng. Cá khoai thân tròn, thịt mềm được sơ chế rồi bắt chéo hàm, vắt ngang sào, đem phơi, nên cho loại khô có hình dáng thon dài rất đặc trưng. Bạn có thể dùng khô cá khoai để nướng, chiên, rim... Ảnh: Mekong Delta Explorer.

Vùng biển Cái Đôi Vàm ở huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau có đặc sản khô cá khoai nổi tiếng. Cá khoai thân tròn, thịt mềm được sơ chế rồi bắt chéo hàm, vắt ngang sào, đem phơi, nên cho loại khô có hình dáng thon dài rất đặc trưng. Bạn có thể dùng khô cá khoai để nướng, chiên, rim... Ảnh: Mekong Delta Explorer.

Cà xỉu sống ở vùng nước lợ, nhiều bùn, có hai mảnh vỏ hình bầu dục hơi vuông một đầu, râu (chân, đuôi) thò dài ra ngoài như cọng giá. Đến Hà Tiên, du khách có thể thử qua các món ngon từ cà xỉu như mắm cà xỉu, gỏi đu đủ cà xỉu, cà xỉu xào... Ảnh: Caxiuhatien.

Cà xỉu sống ở vùng nước lợ, nhiều bùn, có hai mảnh vỏ hình bầu dục hơi vuông một đầu, râu (chân, đuôi) thò dài ra ngoài như cọng giá. Đến Hà Tiên, du khách có thể thử qua các món ngon từ cà xỉu như mắm cà xỉu, gỏi đu đủ cà xỉu, cà xỉu xào... Ảnh: Caxiuhatien.

Đến Hà Tiên, nhiều du khách không thể bỏ qua tôm tích (cũng viết là tôm tít) ở đây. Tôm có màu hơi đỏ hồng, thân dài, lưng có nhiều đốt, vỏ cứng nhưng thịt lại mềm, không bở, nếu có trứng, nhiều gạch thì lại càng thơm ngon. Tôm tích có thể làm nhiều món hấp dẫn như hấp bia, hấp nước dừa, nướng, cháy tỏi, rang muối, nấu lẩu, khô trộn gỏi... Ảnh: Vietlifetj.

Đến Hà Tiên, nhiều du khách không thể bỏ qua tôm tích (cũng viết là tôm tít) ở đây. Tôm có màu hơi đỏ hồng, thân dài, lưng có nhiều đốt, vỏ cứng nhưng thịt lại mềm, không bở, nếu có trứng, nhiều gạch thì lại càng thơm ngon. Tôm tích có thể làm nhiều món hấp dẫn như hấp bia, hấp nước dừa, nướng, cháy tỏi, rang muối, nấu lẩu, khô trộn gỏi... Ảnh: Vietlifetj.

 

Tại Rạch Giá có nghề làm khô cá ngân chỉ, với nguồn nguyên liệu được khai thác từ vùng biển Kiên Giang. Người ta thường xẻ cá, bỏ đầu, róc xương, tẩm ướp gia vị rồi mới đem phơi vỉ. Khô cá ngân chỉ có vị ngọt thịt tự nhiên, thường được chiên, nướng, xé nhỏ trộn gỏi... Ảnh: Phạm Ngôn.

Tại Rạch Giá có nghề làm khô cá ngân chỉ, với nguồn nguyên liệu được khai thác từ vùng biển Kiên Giang. Người ta thường xẻ cá, bỏ đầu, róc xương, tẩm ướp gia vị rồi mới đem phơi vỉ. Khô cá ngân chỉ có vị ngọt thịt tự nhiên, thường được chiên, nướng, xé nhỏ trộn gỏi... Ảnh: Phạm Ngôn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm