Đời sống

Mâm cúng ông Công, ông Táo đặt ở đâu?

Theo quan niệm dân gian, với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình lại làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời một cách long trọng. Tuy nhiên, nên đặt mâm cơm cúng ở đâu thì không phải ai cũng biết.

Ngắm đường cong mê hoặc cánh mày râu của cô béo quyến rũ nhất Đà Lạt / Người xưa có câu: 'Tiền chọn người chứ không phải người chọn tiền', đây là 4 kiểu người hút tiền tài nhất

Mâm cúng ông Công, ông Táo đặt ở đâu?

Ngày lễ ông Công ông Táo năm nay rơi vào thứ Sáu ngày 2/2/2024 (tức 23 tháng Chạp). Tùy vào phong tục từng miền, cũng như quan niệm từng vùng nên mâm lễ cúng ông Táo, ông Công có phần khác nhau. Mâm cỗ cúng ông Táo luôn đầy ắp màu sắc, với mong muốn một năm sung túc.

Mâm cúng  ông Công, ông Táo đặt ở đâu?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Trong văn hóa của người Việt, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.

Trên thực tế, không có một tài liệu nào quy định rõ ràng về việc vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu bởi còn khá nhiều quan niệm khác nhau xoay quanh vấn đề này.

Tuy nhiên, theo quan niệm của người Việt Nam, cúng bái luôn là một trong những việc yêu cầu sự trang nghiêm, chính vì thế lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang trọng.

Và thường thì các gia đình Việt Nam sẽ có bàn thờ ông Táo riêng, điều này sẽ giúp lễ cúng thêm trang nghiêm hơn.

Theo nhiều chuyên gia, nếu gia đình nào không có ban thờ ông Công ông Táo riêng thì nên thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ Thần Linh hoặc gia tiên chứ không nên đặt trong nhà bếp.

 

Mặc dù còn khá nhiều quan niệm khác nhau xung quanh việc cúng ông Công ông Táo ở đâu thế nhưng dù thực hiện lễ cúng này ở trong bếp hay ở bàn thờ riêng, hay bàn thờ Thần Linh thì gia chủ cũng cần thể hiện sự thành tâm của mình.

Những lưu ý cần nhớ

Bạn có thể chọn một ngày gần nhất với ngày 23 hoặc cúng đúng ngày 23 tháng Chạp. Gia chủ làm lễ quan soái (lễ sửa bát hương).

Sau khi bát hương được lau sạch sẽ, để lại ba chân hương đẹp nhất, lễ sửa bát hương chỉ thực hiện 1 lần trong năm vào ngày 23 tháng Chạp.

Gia chủ ăn mặc chỉnh tề, áo dài quần dài, gọn gàng, sạch sẽ, bày lễ, lên hương và khấn. Sau khi hết 1 đến 2 tuần hương, gia chủ khấn vái thành tâm, tạ lễ, hóa vàng và đốt cá chép giấy hoặc thả cá chép thật.

 

Lễ cúng tiễn Táo Quân về trời thường là giờ Ngọ (từ 11 - 13 giờ) tức giờ Long Mã, giờ Ngọ hóa Rồng và đó cũng là giờ Chư Phật thụ lộc.

Theo các chuyên gia văn hóa, lễ cúng ông Công ông Táo có thể thực hiện vào nhiều thời điểm khác nhau, có thể cúng trước hay sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp hoặc trước khoảng 1 - 2 ngày, tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình. Điều quan trọng nhất là lòng thành của gia chủ chứ không phải làm cho có lệ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm