Đời sống

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế

Ngoài hình tượng rồng phổ biến tại các cung điện, các vật dụng trong hoàng cung, hay các lăng tẩm, đền chùa tại vùng đất Cố đô Huế, hình tượng rồng cũng gắn liền với những chiếc thuyền chở khách du lịch trên dòng sông Hương thơ mộng...

Lên đỉnh Đèo Ngang khám phá "cổng trời" / Khám phá kiến trúc chùa Khmer duy nhất ở Hà Nội

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế- Ảnh 1.

Ngự thuyền Long Quang và thuyền rồng chở khách du lịch trên sông Hương, TP Huế.

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế- Ảnh 2.

Long Quang là chiếc thuyền cung đình được trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phục hồi vào năm 2008 dựa trên nguyên bản ngự thuyền Tế Thông thời nhà Nguyễn, đang neo đậu ở bến Nghinh Lương Đình.

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế- Ảnh 3.

Ngự thuyền Long Quang dài 27m, rộng 7,2m, phần nổi trên nước cao 4,2m, gồm một tầng, phần mái có lan can, sức chở trên 100 người, nhằm phục vụ các kỳ Festival Huế và đưa vào khai thác hoạt động kinh doanh, phục vụ người dân địa phương, du khách trên sông Hương.

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế- Ảnh 4.

Ngự thuyền Long Quang họa tiết hình đầu rồng, cửa “bảng khoa” chạm trổ tinh xảo cùng nghệ thuật pháp lam đặc sắc được trang trí khắp bên trong.

 

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế- Ảnh 5.

Ngoài ngự thuyền Long Quang, tại vùng đất Cố đô Huế còn có nhiều thuyền rồng chở khách du lịch trên sông Hương.

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế- Ảnh 6.

Thuyền rồng trên sông Hương hiện nay được thiết kế dựa theo những mẫu Long thuyền thời nhà Nguyễn.

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế- Ảnh 7.

Thuyền rồng chở khách du lịch ở TP ngoài thuyền rồng đơn, còn có nhiều thuyền rồng đôi chở du khách vãn cảnh sông Hương núi Ngự, nghe ca Huế và tham quan các di tích phía thượng nguồn sông Hương như: lăng vua Gia Long, điện Hòn Chén...

 

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế- Ảnh 8.

Mô hình thuyền rồng tại không gian Hội Xuân Giáp Thìn 2024 Công viên Lý Tự Trọng ở bờ nam sông Hương, TP Huế. Đến năm 2023, gần 40 thuyền rồng ở Huế hết hạn và năm 2025, 100% thuyền rồng đến niên hạn phải chấm dứt hoạt động trên sông Hương. Chính vì thế, đơn vị thiết kế không gian Hội Xuân TP Huế năm 2024 lấy cảm hứng từ nét văn hóa đặc sắc này của địa phương để tạo ra những tiểu cảnh trang trí mang đậm nét đặc sắc của xứ Huế.

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế- Ảnh 9.

Tại không gian Hội Xuân năm nay trên vùng đất Cố đô Huế còn có những linh vật năm Giáp Thìn nổi bật.

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế- Ảnh 10.

Linh vật rồng tại khu vực Quảng trường Công viên Lý Tự Trọng lấy cảm hứng từ những bảo vật hoàng cung của triều Nguyễn, tạo ra thiết kế linh vật rồng với dáng rồng bay lên, thiết kế tạo khí thế hiên ngang, ung dung tự tại giữa mây lành của rồng như lời cầu chúc cho một năm mới tốt lành và phát triển.

 

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế- Ảnh 11.

Điểm nhấn của không gian Hội Xuân trên vùng đất Cố đô Huế năm Giáp Thìn 2024 là cặp rồng lấy ý tưởng từ rồng thời nhà Nguyễn, với 2 con rồng khổng lồ được bố trí theo kiểu “lưỡng long chầu nguyệt” - hai con rồng uốn lượn đối diện nhau.

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế- Ảnh 12.

Cặp “song song” khổng lồ tuyệt đẹp tại không gian Hội Xuân năm Giáp Thìn tại vùng đất Cố đô Huế nhìn từ trên cao xuống vào ban đêm.

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế- Ảnh 13.

Trong nghệ thuật cung đình Huế, hình tượng con rồng chiếm một vị trí trung tâm, chủ đạo trên các công trình kiến trúc cũng như các vật dụng trong hoàng cung, với rất nhiều kiểu thức trang trí, phong phú và đa dạng với nhiều chất liệu chất liệu khác nhau như khảm sành sứ, pháp lam...

 

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế- Ảnh 14.

Hình tượng rồng tại Ngọ Môn, Nghinh Lương Đình và Phu Văn Lâu trước Đại Nội Huế.

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế- Ảnh 15.

Tại vùng đất Cố đô Huế còn có bức bích họa “Long vân khế hội” (hay còn gọi là Cửu long ẩn vân) khổng lồ nổi tiếng trên trần chính điện cũ chùa Diệu Đế. Bức tranh có chiều dài hơn 10m, rộng gần 11m, ôm gần như trọn trần của chánh điện, vẽ 5 con rồng uốn lượn ẩn hiện trong các tầng mây trên trần điện và 4 con rồng quấn quanh 4 cột trụ giữa chính điện. Bức tranh được vẽ khi ngôi chùa này xây dựng lại sau năm 1953, tương tự bức tranh được vẽ trên trần lăng Khải Định...

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế- Ảnh 16.

Đôi rồng chầu có chiều dài thân 105m, đầu cao 3,5m, thân cao 2,5m, vòng bụng nơi lớn nhất 2,6m được chạm trổ tinh xảo, nằm dọc hai bên các bậc cấp dẫn lên chính điện đền thờ đức vua Trần Nhân Tông ở Trung tâm văn hóa Huyền Trân trên núi Ngũ Phong, thuộc phường An Tây, TP Huế được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Đôi rồng chầu dài nhất Việt Nam” vào ngày 7/12/2008.

 

Ngắm rồng cả trên cạn lẫn dưới sông ở Cố đô Huế- Ảnh 17.

Ngoài ra, tại Thừa Thiên Huế còn có tượng rồng khổng lồ trong khuôn viên của công viên vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, TP Huế). Kết nối với xung quanh bằng 3 chiếc cầu đi bộ, tượng rồng này như “ốc đảo” hình con rồng khủng cuộn quanh ngôi nhà hình viên ngọc... cao 20m, dài khoảng 50m, là điểm nhấn còn sót lại trong khu du lịch hồ Thủy Tiên bị bỏ hoang nhiều năm nay.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm