Quả bàng chín có nhiều công dụng đối với sức khỏe
Nên ăn giá đỗ sống hay chần qua nước sôi để thu được nhiều lợi ích và đảm bảo sức khỏe? / 7 lợi ích bất ngờ của quả sấu đỏ đối với sức khỏe
Quả bàng tươi, vị hơi chát và chua nhẹ cùng hạt bàng có vị thơm bùi giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin E, natri, kali, sắt, canxi, magie, mangan, phốt pho, kẽm, selen vàcác axit amin như leucine, phenylalanine, isoleucine, histidine, valine, tryptophan, threonine, methionine, lysine và tyrosine. Ngoài ra, hạt bàng còn chứacác chất hóa học thực vật như steroid, triterpen, carbohydrate, saponin triterpenoid, alkaloid, polyphenol, flavonoid, tanin và glycoside.
Khi thủy phân thu được tinh dầu từ lá bàng thu được (Z)-phytol (41,2%), alkane hydrocarbons (25,5%), axit palmitic (11,0%) và (E)-nerolidol (4,7%).
Dưới đây là các lợi ích tuyệt vời mà quả bàng đem đến cho sức khỏetheo Health Benefits Timesmà bạn có thể tham khảo:
- Giảm cholesterol
Cả thịt và hạt của quả bàng đều chứa canxi giúp giảm đáng kể lượng cholesterol trong cơ thể. Ăn quả bàng thường xuyên giúp tăng lượng cholesterol tốt và giảm mức cholesterol xấu.
- Giảm viêm
Hạt của quả bàng chứa axit béo thiết yếu là axit linoleic.Axit béo này giúp giảm viêm khắp cơ thể. Ngoài ra, axit béo này cũng hỗ trợ việc giảm lượng cholesterol xấu, giúp cải thiện da và mái tóc khỏe mạnh hơn.
- Thúc đẩy xương chắc khỏe
Quả bàng giàu phốt pho, vitamin và các khoáng chất khác tốt cho sức khỏe. Phốt pho được biết đến là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và sửa chữa các tế bào trong cơ thể. Vì thế ăn quả bàng thường xuyên là một cách giúp xương và răng chắc khỏe hơn.
- Cải thiện hệ miễn dịch, chống oxy hóa
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt của quả bàng có chứa kẽm và mangan - là hai thành phần thiết yếu giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và hoạt động bình thường của cơ thể. Đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate.
Vitamin E trong quả bàng cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ chống lại sự tấn công của các gốc tự do gây hại cho cơ thể và loại bỏ chúng trước khi chúng gây ra các bệnh mãn tính nguy hiểm.
- Giàu vitamin và khoáng chất giảm nguy cơ bệnh tật
Cũng giống như các loại hạt khác thìhạt của quả bàngrất giàu chất xơ, magie và chất béo không bão hòa đơn giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh như tiểu đường, bệnh tim mạch, ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy nhu động ruột và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Sự hiện diện của kali trong quả bàng giúp điều hòa và kiểm soát huyết áp hiệu quả.
- Hỗ trợ giảm khuyết tật thai kì
Axit folate trong hạt của quả bàng giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh trong thai kì. Ngoài ra, khoáng chất này cũng giúp kích thích hình thành mô khỏe mạnh và tăng trưởng tế bào.
- Giảm cân
Chất béo không bão hòa đơn và lượng chất xơ dồi dào trong quả bàng dễ dàng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn - điều này hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả hơn.
- Tăng cường sức khỏe não bộ
Hạt của quả bàngchứa hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho não nhưL-carnitinevàriboflavin giúp tăng cường đáng kể hoạt động của não bộ, tăng cường hình thành noron thần kinh mới và giảm nguy cơ hình thành Alzheimer do lão hóa.
- Lưu ý
Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều hạt bàng do hàm lượng chất xơ cao khi tiêu thụ quá nhiều có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa như đau dạ dày. Đây cũng là lý do tại sao bạn cần uống nhiều nước hơn khi ăn quả bàng.
Bên cạnh đó, nếu ăn quá nhiều quả bàng cũng có thể dẫn tới dư thừa vitamin E gây tiêu chảy, đau đầu, mờ mắt và chóng mặt. Mặc dù hiếm khi gây ra dị ứng nhưng người nhạy cảm có thể bị dị ứng với hạt của quả bàng với các triệu chứng khó thở và mẩn ngứa.
Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh, thuốc nhận tràng và thuốc huyết áp thì ăn hạt bàng có thể dẫn tới tương tác do giàu mangan. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn nếu bạn đang phải điều trị bệnh lý bằng thuốc.
2. Công dụng của lá bàng đối với sức khỏeNgoài quả/hạt bàng thì lá bàng cũng được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Theo Đông y, lá bàng tính mát nên có thể sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau như chữa sốt, trị ghẻ, mụn nhọt, chữa viêm loét dạ dày, tê nhức chân tay.
Theo Y học hiện đại, lá bàng hứa nhiều tanin, flavonoid, phytosterol. Các chất này giúp giảm viêm nhiễm và giúp vết thương mau lành. Đặc biệt, hoạt chất tanincó thể ứng dụng như thuốc sát khuẩn và chống mưng mủ cho những vết thương ngoài da.
Ngoài ra, lá bàng đun sôi với nước cũng là một bài thuốc đơn giản trong điều trị nhiệt miệng mức độ nhẹ nhờ khả năng chống viêm và thúc đẩy phục hồi tổn thương niêm mạc miệng.
Dưới đây là một số bài thuốc từ lá bàng mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý các bài thuốc này đều cần tư vấn của thầy thuốc trước khi sử dụng, tùy từng thể trạng của người bệnh mà mức độ hiệu quả và đáp ứng sẽ khác nhau.
- Bài thuốc lá bàng chữa viêm phụ khoa mức độ nhẹ
Chuẩn bị 7 - 10 lá bàng và 2 thìa muối tinh đem rửa sạch và chia thành các phần nhỏ. Lấy lá bàng đun cùng 1 lít nước bỏ 2 thìa muối tinh đã chuẩn bị vào và đun sôi trong 30 phút thì tắt bếp rồi để nguội. Sau đó lấy nước lá bàng đã lọc sạch đem vệ sinh nhẹ nhàng vùng kín đều đặn 2 ngày 1 lần để có hiệu quả.
- Bài thuốc lá bàng trị viêm da cơ địa
Chuẩn bị lá bàng non và muối hạt đem rửa sạch hết bụi bẩn rồi đun sôi với nước từ 10 - 15 phút. Lọc lại lấy nước cốt đã sạch, pha thêm với nước rồi đem đi tắm. Lưu ý khi tắm lên vùng da bị viêm cần xoa nhẹ nhàng tránh làm tổn thương thêm.
- Trị viêm họng
Chuẩn bị lá bàng non ngâm trong nước muối sạch khoảng 10 phút rồi chia thành các khúc nhỏ. Đun sôi và xông mũi họng khi nước còn ấm. Lưu ý không xông mũi khi nước nóng có thể gây phỏng da, niêm mạc mũi họng nguy hiểm.
Hoặc có thể đun sôi lá bàng non với nước, khuấy cùng 1 chút muối trong 15 phút rồi uống hỗn hợp này để trị viêm họng.
- Bài thuốc lá bàng trị nhiệt miệng
Chuẩn bị lá bàng non rửa sạch bằng nước rồi đun sôi khoảng 30 phút. Sau đó chắt lấy phần nước cốt rồi súc miệng, vệ sinh răng bằng phần nước này 3 lần/ngày. Có thể bảo quản hỗn hợp cốt nước lá bàng trong ngăn mát tủ lạnh nếu không dùng hết, thời hạn sử dụng trong vòng 2 ngày.
- Bài thuốc trị sâu răng và hôi miệng từ lá bàng
Chuẩn bị lá bàng non, ngâm lá bàng trong nước muối loãng từ 7 - 10 phút để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó đem lá bàng non đun sôi với 1 lít nước trong 30 phút tới khi được nước cốt thì lọc cắt rồi để nguội. Lấy nước cốt này ngậm và súc miệng trong 5 phút 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả.
- Trị ghẻ và mụn nhọt
Chuẩn bị búp và lá bàng non rửa sạch rồi đun sôi với nước. Sau đó để nguội và ngâm vùng bị ghẻ/nhọt vào hỗn hợp trong vòng 20 phút. Với những khu vực không thể ngâm được thì có thể lấy búp/lá bàng non giã nát để đắp lên mỗi ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người