Sĩ diện vì lấy chồng “mác thành phố”, vợ tôi chi tiền mừng tuổi không tiếc tay
Công thức làm bánh bao kim sa ngon hơn hàng quán / Độc đáo lì xì Tết in giao diện Facebook
Vợ tôi là nhân viên bán thuốc cho một công ty dược, thu nhập không cao. Hai vợ chồng lấy nhau, ở chung với bố mẹ, cố gắng tằn tiện chi tiêu thì cũng có dư chút “của để dành” để lo cho tương lai con cái.
Đây là năm đầu tiên tôi làm rể, cũng là năm đầu tiên tôi cùng vợ đi chúc tết anh em họ hàng với tư cách thành viên mới ở quê ngoại. Trước khi về quê, vợ tôi nói ở quê ai cũng nói vợ tôi may mắn, có phúc khi lấy được chồng thành phố. Bản thân bố mẹ cũng luôn tự hào vì con gái lấy được chồng tốt chồng ngoan. Cô ấy nói “năm đầu về quê, để đẹp mặt bố mẹ, đẹp mặt vợ chồng mình, có lẽ sẽ hơi tốn kém một chút, anh nhé”. Tôi nghĩ, tết nhất tốn kém hơn ngày thường một chút là chuyện đương nhiên nên bảo vợ cứ tùy ý chi tiêu cho hợp lý là được.
Tôi không ngờ nhà vợ ở quê lại đông anh em họ hàng như vậy. Đi đâu cũng nghe giới thiệu anh em, qua ngõ nhà nào cũng nói có họ hàng thân thích. Người ở quê cũng dễ gần tình cảm, có người tôi chưa gặp lần nào nhưng họ cũng nắm tay hỏi han như con cháu ở xa mới về.
Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu vợ tôi không vì sĩ diện “lấy chồng thành phố” mà chi tiền không tiếc tay. Mừng tuổi bố mẹ, cháu chắt ruột thịt trong nhà thì tôi không nói. Đằng này đủ các thể loại cháu chắt cô ấy đều hào phóng mừng tuổi, đứa thì năm mươi ngàn, đứa thì một trăm ngàn. Gặp trẻ con hàng xóm cô ấy cũng hào phóng y như vậy. Mà anh em họ hàng, làng xóm thì đông, nhà nào cũng ba bốn đứa con nít thấy khách đến là đứng lượn lờ trước mặt chờ mừng tuổi.
Chỉ một vòng đi chúc tết, tôi nhẩm tính vợ tôi phải chi hết gần chục triệu. Tôi thực sự cảm thấy “nóng mặt” vì sự quá đà của vợ. Biết là không hay nhưng cuối cùng tôi vẫn phải lên tiếng nhắc nhở: “Anh thấy người ta mừng tuổi trẻ con chỉ mười nghìn, hai mươi nghìn, coi như chút lộc thôi, sao em lì xì bọn trẻ nhiều thế?”. Vợ tôi nghe xong liền phân trần: “Mọi người ở quê khác, mình ở thành phố về nó khác chứ anh. Mình mừng tuổi ít họ lại cho mình keo kiệt bủn xỉn không mặn mà tình cảm, vì họ đâu biết kinh tế nhà mình thực hư thế nào đâu. Thôi chịu khó một chút cho mát mặt mày cũng được anh ạ”. Trước cách nghĩ của vợ tôi chỉ biết lắc đầu ngao ngán.
Không chỉ riêng vợ tôi, bố mẹ tôi cũng mang tư tưởng như vậy, ai đến nhà mẹ vợ cũng thì thầm với vợ tôi: “Bà kia hay bệnh tật, ông kia nghèo khổ…con biếu ông biếu bà dăm chục nhé”. Vợ tôi vâng vâng dạ dạ và tiền cứ thế lặng lẽ ra đi.
Ba ngày tết ở quê, vợ tôi chi hết gần 20 triệu đồng tiền mừng tuổi. Đó là toàn bộ số tiền thưởng tết của cả hai vợ chồng. Càng nghĩ tôi càng xót ruột, đến nỗi hôm quay trở lại thành phố, trong túi tôi chỉ vỏn vẹn đủ tiền xe.
Tôi không biết tất cả mọi miền quê đều như thế hay chỉ quê vợ tôi là cá biệt, là coi trọng tình cảm ít nhiều qua số tiền mừng tuổi. Thiết nghĩ ngày tết là để gặp gỡ vui vầy chứ đâu phải là dịp để “phát chẩn” bạc tiền không nghĩ ngợi như vậy. Dù ở thành phố hay ở quê thì cũng phải vất vả tằn tiện mới có được đồng tiền chứ có cướp bóc được đâu. Trên đường về nhà, tôi nghĩ từ nay chắc phải vài năm mới về quê ngoại một lần chứ như thế này thì xem chừng không ổn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ