Đời sống

Tác hại khôn lường từ việc cho trẻ ăn dặm sớm

Theo một nghiên cứu của Mỹ, trẻ sơ sinh trước 6 tháng tuổi ăn dặm sẽ gây ra bệnh tiểu đường và béo phì. Giới chuyên gia y tế thường khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi trở ra.

Tác hại kinh hoàng của việc nhịn tiểu quá lâu, ai cũng nên xem để biết / Những tác hại nghiêm trọng nếu “bật đèn sáng” khi đi ngủ?

Giới chuyên gia y tế thường khuyến cáo các bà mẹ nên cho ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, có khoảng 93% các bà mẹ đã cho trẻ ăn thức ăn rắn từ khi trẻ chưa đủ 6 tháng.

Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ở Mỹ đã khảo sát 1.334 bà mẹ mới sinh. Kết quả cho thấy khoảng 40% trong số này cho trẻ ăn dặm khi được 4 tháng tuổi. Thậm chí có khoảng 9% bà mẹ cho trẻ ăn khi trẻ mới 4 tuần tuổi.

Trẻ sơ sinh không nên ăn dặm sớm khi chưa đủ 6 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh không nên ăn dặm sớm khi chưa đủ 6 tháng tuổi

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các bà mẹ nuôi con bằng sữa công thức có nhiều khả năng cho con ăn dặm sớm hơn những người nuôi con bằng sữa mẹ. Cụ thể, 53% số bà mẹ nuôi con bằng sữa công thức có xu hướng cho con ăn dặm khi trẻ dưới 6 tháng tuổi, so với 24% các bà mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn.

Nhóm nghiên cứu cảnh báo việc trẻ ăn dặm quá sớm, trước 6 tháng tuổi có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh celiac, một loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ở trẻ em, khiến trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng kém. Họ cũng lo sợ rằng ăn thức ăn đặc quá sớm có thể làm tăng nguy cơ béo phì của trẻ trong cuộc sống sau này.

Nguy cơ tiểu đường, béo phì khi cho trẻ sơ sinh ăn dặm sớm

Nguy cơ tiểu đường, béo phì khi cho trẻ sơ sinh ăn dặm sớm

Ngoài ra, một nguy cơ có thể gặp khi ăn dặm quá sớm là tăng huyết áp. Trong sữa mẹ, hàm lượng natri thấp, khoảng 15 mg%, đủ đáp ứng nhu cầu cho trẻ. Khi ăn bổ sung, lượng natri đưa vào cơ thể tăng lên rất nhiều lần, đặc biệt là khi bà mẹ có thói quen ăn mặn. Đây là một trong những yếu tố chính gây ra bệnh tăng huyết áp.

Không những thế, theo nghiên cứu được tiến hành với nhóm trẻ từ lúc mới sinh đến 3 tuổi cho thấy, ở những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và sau đó ăn bổ sung hợp lý, tỷ lệ bị eczema (bệnh chàm ngoài da) thấp hơn nhiều so với nhóm ăn bổ sung quá sớm. Vì các nguy cơ sức khoẻ khi cho bé ăn dặm sớm như trên, cha mẹ cần phải cẩn thận khi quyết định cho con ăn dặm. Tốt nhất là nên kiên nhẫn đợi đến khi bé đủ 6 tháng tuổi thì hãy bắt đầu cho bé ăn dặm.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm