Đời sống

Thanh niên “chân đất” đưa cây sâm về “xứ Đà Lạt 2” thu lợi nhuận hàng tỷ đồng/năm

Xuất phát từ một thương lái mua sâm, anh Hà Văn Đại (38 tuổi, xã Đăk Long, huyện Kon Plông, Kon Tum) nhận thấy nhu cầu về loại dược liệu này đang rất lớn nên đã mạnh dạn đầu tư hơn 7ha để trồng thử nghiệm. Qua hơn 4 năm trồng trên “xứ Đà Lạt 2”.

Chồng ghen tuông vì người cũ đăng hình chụp chung với vợ lên Facebook / Mục sở thị cá mú đỏ triệu đồng/kg "hút" nhà giàu Việt

Nằm trên đỉnh đồi thôn Măng Đen (xã Đăk Long, huyện Kon Plong, Kon Tum) là trang trại hơn 7 ha của thanh niên Hà Văn Đại. Trước kia nơi đây là vùng đất sỏi đá, khí hậu “3 tháng nắng, 7 tháng mưa” nên không ai dám đến. Nhưng khi có bàn tay của anh Đại, quả đồi trọc này đã cho thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.

Chia sẻ về cơ ngơi tiền tỷ, anh Đại bộc bạch: “Trước kia, tôi hay đi mua sâm trên huyện Tu Mơ Rông, nhưng càng ngày lượng sâm càng khan hiếm và đắt đỏ. Nhận thấy, khí hậu của huyện Kon Plong và Tu Mơ Rông đều lạnh và độ cao gần ngang bằng nhau, thích hợp cho sự phát triển của các cây dược liệu, nhất là sâm dây. Mới đầu, tôi đã đầu tư hơn 3 ha để trồng thử nghiệm trên huyện Kon Plong. Nhưng xuất thân từ một người dân “chân đất”, không có kiến thức về trồng trọt nên ban đầu chết hơn 70%, nguyên nhân khả năng do thổ nhưỡng và khí hậu…”.

Chàng trai Hà Văn Đại đã mạnh dạn thử nghiệm đưa cây sâm dây đến với xứ Đà Lạt 2
Chàng trai Hà Văn Đại đã mạnh dạn thử nghiệm đưa cây sâm dây đến với "xứ Đà Lạt 2"

“Dù tốn rất nhiều tiền và công sức mà kết quả thất bại. Nhưng tôi vẫn kiên trì và đưa 30% số cây còn lại ra nhân và mở rộng diện tích. Theo tôi nghĩ, thế hệ F1 này sống được thì nó đã thích nghi với thổ nhưỡng, khí hậu nên tôi mạnh dạn đầu tư. Theo đó, loại sâm này thích khí hậu lạnh. Đặc biệt, cây sâm có nguồn gốc tự nhiên nên tuyệt đối không thể bón phân hóa học vào cây. Để bổ sung dưỡng chất, ta nên sử dụng phân chuồng đã ủ mục để tránh được các loại mầm bệnh gây hại….”, anh Đại cho biết thêm.

Với sự mạnh dạn trồng các cây dược liệu, đặc biệt là sâm dây đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng và mở rộng
Với sự mạnh dạn trồng các cây dược liệu, đặc biệt là sâm dây đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng và mở rộng

Chỉ riêng năm 2018, anh Đại đã xuất đi 2 triệu cây sâm dây giống và thu về gần 3 tỷ đồng. Ngoài ra, mỗi năm anh Đại thu về hơn 400 triệu từ nguồn bán củ sâm và lá sâm dây. Hiện nay, anh Đại còn tiếp tục tìm hiểu về loại sâm đương quy để làm thuốc bắc. Sau 1 năm trồng thử loại sâm đương quy, anh Đại thu về được khoảng 85 triệu đồng từ nguồn bán sâm đương quy để ngâm rượu và thuốc

moi-38-tuoi-da-so-huu-trang-trai-sam-hang-ty-dong-img_6609-1541481365-width768height512

Mỗi năm, anh Đại thu về hàng tỷ đồng từ việc nhân rộng mô hình sâm dây

Nhận thấy cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng núi cao nên huyện Kon Plông đã nhanh chóng định hướng, hỗ trợ người dân mở rộng, phát triển loại cây này. Bên cạnh việc tiếp tục trồng mới khoảng 70 ha tập trung vào các loại cây dược liệu như, sâm dây, đương quy, nghệ đỏ...Mục tiêu đến năm 2030, huyện sẽ nâng tổng diện tích vùng trồng dược liệu đạt khoảng 2.460ha.

moi-38-tuoi-da-so-huu-trang-trai-sam-hang-ty-dong-img_6610-1541481850-width768height512

Sau nhiều lần thất bại, những cây sâm giống đang phát triển tốt triển tốt trên vùng Kon Plong

Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Ngọc Tuyền – Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Kon PLông cho biết: “Hiện nay, huyện đang đầu tư và phát triển song song 2 loại cây chủ lực đó là rau hoa quả xứ lạnh ứng dụng công nghệ cao và phát triển cây dược liệu, đặc biệt là các loại sâm. Theo đó, những hộ dân đã có sản phẩm thu hoạch thì tiếp tục vận động người dân tích lũy lại một ít giống để duy trì, mở rộng diện tích. Hiện huyện đang sử dụng các nguồn kinh phí mục tiêu quốc gia, giảm nghèo bền vững để hỗ trợ cây giống cho các hộ nghèo và cận nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập…”

 

1

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm