Đời sống

Thấy có 8 dấu hiệu bất thường này bạn phải đi khám ngay kẻo chạy thận suốt cả đời

Thận giữ một vai trò quan trọng trong các cơ quan nội tạng. Nếu một ngày nào đó thận không còn hoạt động, sức khỏe của bạn sẽ gặp nguy hiểm, và nguy cơ bệnh tật nặng rất lớn. Hãy chú ý khi thấy cơ thể có những dấu hiệu sau đây.

Hãy học cách đánh răng an toàn nếu bạn không muốn mắc phải hàng loạt căn bệnh nguy hiểm / 6 loại nước uống buổi tối ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ

Vai trò của thận trong cơ thể?

Thận có 4 chức năng chính: giữ cân bằng dịch trong cơ thể, các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường, nhất là chất kali để kiểm soát hoạt động của thần kinh và cơ, quá nhiều hay quá ít kali cũng có thể gây ra yếu cơ và vấn đề cho tim; loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein (trong thực phẩm) như urê, creatinine (tạo ra trong tiến trình vận động cơ bắp); giải phóng một số hormon thiết yếu vào máu như renin (điều hòa huyết áp), erythropoietin (EPO) giúp tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn nhằm tăng cường cho xương.

8 dấu hiệu báo hiệu bệnh thận của cơ thể

Sưng mặt

mat-sung-hup-sau-khi-uong-thuoc-tri-san-cho

Ảnh minh họa

Một ngày nào đó khi ngủ dậy, bỗng dưng bạn thấy khuôn mặt sưng bất thường, kéo theo các vị trí các như khớp gối, bàn chân đều phù nề, tiểu rất ít đó là dấu hiệu bạn đang bị suy thận. Cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám gấp, nếu kéo dài sẽ thành mãn tính và nguy hiểm đến tính mạng.

Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng. Rất nhiều người nhầm lẫn với mề đay, dị ứng nên chỉ dùng các sản phẩm trị ngứa da mà không ngờ rằng thận đang bị suy rất nặng. Do đó khi phát hiện những thay đổi bất thường trên da, cần phải đi khám và làm các xét nghiệm lâm sàng để có sự điều trị tốt nhất.

Thay đổi khi đi tiểu

Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi

 

Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormone gọi là erythropoietin, hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.

Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.

Khó thở

Sự khó thở của bạn có thể có liên quan tới thận theo 2 cách sau, thứ nhất đó là chất lỏng dư thừa trong cơ thể của bạn tích tụ trong hai lá phổi. Và thứ hai, chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) có thể khiến cơ thể bạn đói oxy và sinh ra chứng thở nông.

Hơi thở có mùi khó chịu

 

Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy không thích ăn.

Đau phần lưng cạnh sườn

soi-than-1_1jpg

Khi phát hiện thường xuyên đau ở phần lưng, phần chân cạnh sườn rất có thể là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì gan, cũng có thể gây đau.

Hoa mắt, chóng mặt

Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

 

Buồn nôn và nôn

xu-tri-khi-non-va-buon-non-2

Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút cân.

Do đó để bảo vệ thận, bạn phải cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, lựa chọn những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để thận làm việc được tốt hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm