Đời sống

Tỉnh nào ở miền Tây có 2 vườn quốc gia?

Kiên Giang và Cà Mau là những tỉnh ở miền Tây có 2 vườn quốc gia.

Việt Nam lọt top 10 địa điểm lý tưởng để sống xa nhà / Việt Nam tuyệt đẹp qua ống kính du khách quốc tế

Kiên Giang có Vườn quốc gia Phú Quốc, Vườn quốc gia U Minh Thượng. Cà Mau có Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ. Ảnh: Trần Trung Hiếu.

Kiên Giang có Vườn quốc gia Phú Quốc, Vườn quốc gia U Minh Thượng. Cà Mau có Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ. Ảnh: Trần Trung Hiếu.

Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc địa phận huyện U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang, có tổng diện tích hơn 8.000 ha. Đây là nơi bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn rất độc đáo của cả nước. Vườn quốc gia U Minh Thượng cũng thuộc danh sách Vườn di sản ASEAN. Ảnh: Huynh.nguyen.944.

Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc địa phận huyện U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang, có tổng diện tích hơn 8.000 ha. Đây là nơi bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn rất độc đáo của cả nước. Vườn quốc gia U Minh Thượng cũng thuộc danh sách Vườn di sản ASEAN. Ảnh: Huynh.nguyen.944.

Năm 2001, Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc được chuyển hạng thành Vườn quốc gia Phú Quốc, đến nay vừa tròn 20 năm. Nằm ở phía bắc đảo, đây là nơi bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo với tài nguyên gen động, thực vật rừng quý hiếm, là điểm du lịch để du khách khám phá khi đến đảo ngọc Phú Quốc của Kiên Giang. Ảnh: Instaudreyttt.

Năm 2001, Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc được chuyển hạng thành Vườn quốc gia Phú Quốc, đến nay vừa tròn 20 năm. Nằm ở phía bắc đảo, đây là nơi bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo với tài nguyên gen động, thực vật rừng quý hiếm, là điểm du lịch để du khách khám phá khi đến đảo ngọc Phú Quốc của Kiên Giang. Ảnh: Instaudreyttt.

Nằm trên địa bàn 2 huyện Ngọc Hiển và Năm Căn của tỉnh Cà Mau, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, được UNESCO công nhận vào năm 2009. Đến đây, du khách có thể trải nghiệm xuyên rừng ngập mặn, thưởng thức ẩm thực đất mũi, thăm các công trình mang tính biểu tượng... Ảnh: Lê Thành Long.

Nằm trên địa bàn 2 huyện Ngọc Hiển và Năm Căn của tỉnh Cà Mau, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, được UNESCO công nhận vào năm 2009. Đến đây, du khách có thể trải nghiệm xuyên rừng ngập mặn, thưởng thức ẩm thực đất mũi, thăm các công trình mang tính biểu tượng... Ảnh: Lê Thành Long.

Nằm trên địa bàn 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ là nơi bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn điển hình của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây còn là nơi cư trú của nhiều loài chim, loài thú có giá trị. Ảnh: Đặng Minh Quang.

Nằm trên địa bàn 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ là nơi bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn điển hình của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây còn là nơi cư trú của nhiều loài chim, loài thú có giá trị. Ảnh: Đặng Minh Quang.

Ngoài những vườn quốc gia như U Minh Thượng, U Minh Hạ, Phú Quốc, Mũi Cà Mau, khu vực miền Tây còn có Vườn quốc gia Tràm Chim, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Được ví như một Đồng Tháp Mười thu nhỏ, Tràm Chim có gần 200 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim ở Việt Nam, theo Cổng thông tin du lịch Đồng Tháp. Ảnh: Tonkin.

Ngoài những vườn quốc gia như U Minh Thượng, U Minh Hạ, Phú Quốc, Mũi Cà Mau, khu vực miền Tây còn có Vườn quốc gia Tràm Chim, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Được ví như một Đồng Tháp Mười thu nhỏ, Tràm Chim có gần 200 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim ở Việt Nam, theo Cổng thông tin du lịch Đồng Tháp. Ảnh: Tonkin.

 

Sếu đầu đỏ là loài chim nổi tiếng ở Vườn quốc gia Tràm Chim. Theo trang TTĐT đơn vị, loài chim này còn gọi là sếu cổ trụi, sếu lớn phương Đông, có giá trị cao cả về thẩm mỹ và sinh học, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Sếu đầu đỏ cũng được xem là biểu tượng của tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Mỹ An.

Sếu đầu đỏ là loài chim nổi tiếng ở Vườn quốc gia Tràm Chim. Theo trang TTĐT đơn vị, loài chim này còn gọi là sếu cổ trụi, sếu lớn phương Đông, có giá trị cao cả về thẩm mỹ và sinh học, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Sếu đầu đỏ cũng được xem là biểu tượng của tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Mỹ An.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm