Uống 4 cốc nước này ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng chẳng khác nào đang “bức tử” thận
Tác dụng không ngờ của việc uống nước mía / 7 lợi ích của việc uống nước chanh mỗi ngày và một số lưu ý về sức khỏe
Có không ít những lời khuyên như uống một cốc nước sau khi thức dậy để thanh lọc cơ thể, kích hoạt các cơ quan bắt đầu một ngày mới. Thông thường, mọi người sẽ chọn uống một cốc nước ấm nhưng bạn cũng cần phải chú ý tới 4 loại nước không nên uống khi bụng đói vào buổi sáng sau:
1. Nước mật ong
Mật ong rất giàu đường glucose và fructose. Loại đường này sẽ được cơ thể chuyển hóa thành năng lượng, giúp hồi phục thể lực nhanh chóng. Mật ong chứa hơn 180 chất, sự tác động của những chất này sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu của cơ thể.
Nhiều người thích uống mật ong khi bụng đói vào buổi sáng nhưng cần chú ý uống theo đúng thứ tự. Nếu cốc nước đầu tiên sau khi thức dậy là nước mật ong, nó sẽ có hại nhiều hơn lợi. Nguyên nhân là do lượng đường glucose khó được cơ thể hấp thu khi bụng đói. Nếu bắt đầu bữa sáng với một ly nước mật ong, nó sẽ khiến thận làm việc nặng nề, dẫn tới chức năng bài tiết nước tiểu và thải độc trong ngày của thận trở nên ì ạch, chậm chạp.
Thứ tự chính xác là uống một cốc nước ấm sau khi thức dậy, sau đó nửa tiếng mới uống nước mật ong. Sau một đêm dài, cơ thể thường mất nước, việc bổ sung nước ấm trước sẽ giúp dọn sạch "rác" trong ruột.
Tuy nhiên, những người khó chịu về đường tiêu hóa, bệnh tiểu đường, huyết áp cao không nên uống nước mật ong khi bụng đói. Tùy theo từng thể trạng, thói quen của từng người nên chọn thời điểm uống nước mật ong thích hợp. Ví dụ, một ly nước mật ong vào buổi chiều có thể làm giảm mệt mỏi, 30 phút hoặc nửa tiếng trước khi đi ngủ có thể giúp ngủ ngon hơn.
2. Nước muối loãng
Ngoài nước mật ong, nước muối pha loãng cũng được nhiều người uống vào buổi sáng sớm. Họ tin rằng, loại nước này có thể giảm táo bón, nhuận tràng. Trên thực tế, việc điều trị táo bón phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn uống hợp lý, một cốc nước không thể giải quyết được.
Nước muối chứa nhiều natri, sau khi uống xong thường sẽ có cảm giác khát thêm. Đặc biệt, nếu không nắm rõ được tỷ lệ nước và muối phù hợp, bạn càng uống càng khát. Điều này vô tình lấy đi nước của cơ thể, gây khô miệng, mất nước.
Trên thực tế, việc uống nước muối loãng khi bụng đói không tốt bằng nước ấm, thậm chí nó còn gây hại cho cơ thể. Sau một đêm thức dậy, máu thường ở trạng thái đặc, dễ tăng huyết áp. Nếu bạn bổ sung ion natri trong muối vào lúc này, nó sẽ khiến huyết áp tăng nhanh, đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, mạch máu não.
Có một điều bạn cần chú ý, đó là nhiệt độ nước nên được kiểm soát trong khoảng 35 đến 40 độ C. Ly nước đầu tiên trong cơ thể nhất định phải là nước ấm, 1 cốc nước 200ml sẽ tối ưu nhất.
3. Nước ép trái cây
Một số người tin rằng, nếu uống một cốc nước ép trái cây vào buổi sáng sẽ giúp làm đẹp da. Tuy nhiên, trái cây chứa nhiều đường, uống vào thời điểm khi bụng đói vào buổi sáng sẽ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn và bạn không muốn ăn sáng thêm nữa.
Bên cạnh đó, sau một đêm dài, độ nhớt trong máu thường tăng lên. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên uống 1 cốc nước ấm trước để làm loãng các chất lỏng trong cơ thể. Nếu bạn uống nước trái cây ngay sau khi thức dậy mà không phải nước ấm, nó sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và thận.
Có một điều cần chú ý, nếu muốn uống nước trái cây vào buổi sáng, bạn chỉ nên uống nước ép trái cây tươi thay vì nước hoa quả đóng hộp. Hơn nữa, bạn chỉ nên uống nước trái cây sau khi ăn sáng hoặc uống nước ấm, không nên là cốc nước đầu tiên trong ngày.
4. Nước soda
Buổi sáng, dạ dày thường trống rỗng và dễ bị tổn thương nhất. Nếu uống nước soda vào lúc này sẽ khiến dạ dày bị kích ứng, gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Axit cacbonic và phốt pho có trong soda sẽ đẩy nhanh quá trình bài tiết canxi ra ngoài cơ thể.
Soda hay các loại đồ uống có ga không bổ sung lượng nước mà cơ thể thiếu sau một đêm, nó còn chứa hàm lượng đường cao, lạnh, hoàn toàn không thích hợp để uống khi bụng đói vào buổi sáng.
Chú ý
- Cốc nước đầu tiên luôn luôn là nước lọc.
- Tốt nhất nên uống nước ấm, nhiệt độ gần bằng cơ thể người, vì nước lạnh sẽ khiến niêm mạc đường tiêu hóa co lại, gây khó chịu và tiêu chảy. Nước quá nóng sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc thực quản.
- Ly nước ấm đầu tiên không nên uống quá 200ml. Nếu bạn đang bị bệnh thận hoặc bệnh chuyển hóa, cần phải tuân thủ lượng nước mà bác sĩ đã hướng dẫn uống để tránh tăng gánh nặng cho cơ thể khi nạp quá nhiều nước.
- Không nên uống quá nhanh để tránh nấc cụt và chướng bụng do nuốt nhiều không khí. Tốt nhất bạn nên chia nhỏ, uống từng ngụm nước và nuốt nhiều lần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao tục ngữ nói: “Bảy mươi tuổi không nên đi viếng mộ”? Lời dạy của cổ nhân chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Em gái tôi vừa đẻ xong, vợ đuổi ra khỏi nhà, thuê cho mẹ con nó nhà trọ, ích kỷ thế tôi bỏ luôn
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Anh trai đòi đuổi vợ chồng tôi ra khỏi nhà vì vợ tôi thờ mẹ đẻ trong nhà nội, nào ngờ chính anh mới là người ê chề xấu hổ