Khám phá

Danh tướng chịu tiếng oan nhất Tam Quốc: Đánh bại Quan Vũ nhưng bị La Quán Trung bôi nhọ, cái chết đầy bí ẩn

Là vị tướng tài hàng đầu thời Tam Quốc, nhưng dưới ngòi bút của La Quán Trung, nhân vật này có phần bị “dìm hàng”, gây ra những hiểu nhầm tai hại.

Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi, cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc / Quân sư xuất sắc nhất Trung Quốc: Gia Cát Lượng còn phải ngả mũ thán phục, 72 tuổi mới xây sự nghiệp

Nói đến mãnh tướng thời Tam Quốc, những cái tên quen thuộc như Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi chắc chắn sẽ được nhắc đến đầu tiên. Nhưng thực tế thì họ không phải những vị tướng bất khả chiến bại, giỏi nhất lúc bấy giờ. Còn nhiều cái tên oai hùng không kém, nhưng qua ngòi bút của La Quán Trung có phần bị xem nhẹ.

Điều đó cũng dễ hiểu bởi suy cho cùng Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng chỉ là một tác phẩm văn học, không phải chính sử. La Quán Trung vốn ủng hộ Hán thất, việc ông ca ngợi Quan Vũ hết lời cũng không có gì lạ. Nhưng việc thêu dệt đó vô tình đã để lại những hiểu lầm tai hại, phần nào khiến các danh tướng khác bị “dìm hàng”. Trong số đó, Lã Mông có lẽ là nhân vật mang tiếng oan nhất.

la-mong-1

Lã Mông là vị tướng tài hàng đầu thời Tam Quốc

Lã Mông sinh ra troong một gia đình nghèo khổ, mồ côi cha từ nhỏ, không được đi học nên không biết chữ. Sau này đi theo Tôn Sách, rồi đến Tôn Quyền, ông nỗ lực học hỏi trau dồi và cuối cùng trở thành một học giả siêu việt. Lã Mông chính là vị tướng toàn tài, vừa giỏi võ vừa tinh thông văn chương, trụ cột của nhà Đông Ngô. Đại đô đốc Lỗ Túc cũng phải khâm phục người này. Các tướng lĩnh, nhà quân sự đương thời đánh giá rất cao Lã Mông, khen ông là người mưu dũng song toàn, có nhiều mưu kế.

Năm 219, Lã Mông dùng kế sách áo trắng sang sông, chiếm được miền Tây Kinh Châu, khiến Quan Vũ bại trận. Chiến công đó vang danh sử sách, chấn động Trung Quốc.

la-mong-2

Một danh tướng như vậy nhưng ở hồi 77 Tam Quốc Diễn Nghĩa lại được La Quán Trung kể lại rất… kỳ lạ. Trong đại tiệc mừng công của Đông Ngô, hồn Quan Vũ khi đó đã nhậpv ào Lã Mông, xưng là Hán Thọ Đình hầu rồi ngồi lên ngai vàng của Ngô chủ, mắng Tôn Quyền trước khi lăn ra chết.

La Quán Trung kể Quan Vũ chết đi nhưng như sống, còn Lã Mông sống lại như chết, còn bị đối thủ hành hình báo thù ngay trong tiệc mừng công? Chuyện này quả thực phi lý nhưng vì số người yêu mến Quan Vũ quá đông, tin vào tư tưởng của La Quán Trung cũng nhiều nên nó được xem như điều hợp lý. Vì muốn thần thánh hóa Quan Vũ mà phải chăng La Quán Trung đã bôi xấu đi hình ảnh người đánh bại ông?

 

la-mong-3

Lã Mông tài giỏi, có nhiều công trạng lớn lao, nhưng vắn số nên không có phúc hưởng thụ. Sau khi lập công, ông được cử làm Thái thú Nam Quận, phong làm Sàn Lăng hầu, nhận thưởng trăm cân vàng, 1 vạn quan tiền. Chưa kịp nhận chức và thưởng, Lã Mông bất ngờ qua đời. Cái chết của ông để lại nhiều tranh cãi.

Người nói ông bị bệnh lạ, không ăn uống được gì. Tôn Quyền vô cùng lo lắng, thậm chí theo “Ngô chí”, Tôn Quyền còn sai người khoét lỗ trên vách để nhìn trộm xem cận tướng của mình có ăn uống được gì không. Hễ thấy Lã Mông ăn được là Tôn Quyền mừng rỡ như vớ được vàng. Nếu chẳng may Lã Mông chán ăn, Tôn Quyền sẽ ủ rũ mặt mày, thở dài sườn sượt suốt đêm.

la-mong-4

Thế nhưng cũng có người phỏng đoán Lã Mông mất vì bị trúng gió, đột quỵ do uống nhiều rượu, sống quá khổ cực. Chỉ có Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 lại ngụ ý vị tướng này vì trái lệnh Tôn Quyền, cố truy sát Quan Vũ nên bị chính Tôn Quyền đầu độc, về nhà thì chết. Đây được xem như hình phạt tội trái lệnh Ngô chủ và cũng là cách để giải thích với Lưu Bị về cái chết của Quan Vũ.

 

Xét theo những triệu chứng sử sách chép lại về cuối đời của Lã Mông, ông có thể bị khối u ở cổ họng hoặc thực quản rồi dần thành ung thư. Thầy thuốc ngày đó dĩ nhiên không thể chữa trị nổi căn bệnh này. Học giả Trần Văn Đức thì viết trong “Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện” rằng Lã Mông bị viêm loét dạ dày giai đoạn cuối.

la-mong-5

Bởi thế năm 219, Lã Mông bày kế vờ cáo ốm để xin về Kiến Nghiệp dưỡng bệnh, dẫn đến Quan Vũ chủ quan có thể là vì ông bệnh thật. Quan Vũ qua tình báo đã biết đối phương mắc bệnh, chủ quan đưa toàn quân đi đánh Tào Tháo. Việc này cho thấy Quan Vũ thua không phải vì kiêu ngạo như trong tiểu thuyết mà chỉ đơn giản vì ông gặp phải một Lã Mông quá giỏi mà thôi.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm