Sự thật đằng sau chuyến đi thỉnh kinh của nhà sư Trần Huyền Trang
Sự thật thú vị về người tình của nữ hoàng Cleopatra / Sư tử bị tuyên án chung thân trong sở thú vì tội giết người
Chúng ta biết đến Đường Tăng qua tác phẩm "Tây Du Ký". Trên thực tế, đây cũng là một nhân vật có thật trong lịch sử với cái tên nhà sư Huyền Trang. Ông đã độc hành đến Ấn Độ để mang các bản gốc kinh Phật giáo về Trung Hoa biên dịch.
Nhưng thực sự có phải mục đích chuyến đi chỉ có như vậy?
Phật giáo phát triển ở Trung Quốc dưới thời Đường, nhưng trước đó thì Phật giáo chưa được coi trọng. Cụ thể, vào thời Bắc Chu Vũ Đế năm Kiến Đức thứ 5 (năm 577 TCN) thì vua nhà Chu đã tiến hành chiến dịch không cho phát triển tôn giáo này.
Các tư liệu lịch sử đều ghi lại rằng ông đã cho đốt 40.00 ngôi đền chùa, ép 300.000 tăng ni lao động, phục dịch nhằm gia tăng nguồn lực tài chính và bổ sung quân số cho quân đội. Mãi đến thời nhà Đường, 50 năm sau khi triều đại này khai sinh, Phật giáo mới được coi trọng trở lại.
Nhưng sự thịnh vượng của tôn giáo này cũng chỉ là để phục vụ mục đích chính trị, khi các hoàng đế của triều đại mới duy trì để làm an lòng dân chúng.
Minh họa chuyến đi của "Đường Tăng ngoài đời" (Ảnh: Thestandnews.com)
Khi Lý Thế Dân (con trai thứ của Đường Cao Tổ) làm chính biến, giành được ngai vàng, sau đó đối mặt với một vài cuộc nổi loạn nên tạm thời không quan tâm đến vấn đề tôn giáo. Nhưng ông hiểu được rằng ổn định vấn đề tôn giáo sẽ giúp rất nhiều cho quá trình cai trị của ông.
Thành quả khiến triều đình nể trọng
Lúc đó, nhà sư 29 tuổi Trần Huyền Trang đã lên đường đi về phía tây, sang Ấn Độ để thực hiện mục tiêu là chép được bản gốc của kinh Phật và đem về Đại Đường. Trong tác phẩm "Tây Du Ký" nổi tiếng thì Huyền Trang được vua Đường nhận là nghĩa đệ (em nuôi) và giao nhiệm vụ đi thỉnh kinh.
Nhưng thực tế lịch sử thì ông không được như vậy mà chỉ là một chuyến đi tự phát. Bởi thời điểm đó vua Đường chưa coi trọng Phật giáo đến mức nhận một nhà sư làm nghĩa đệ.
Nhưng cũng cần đánh giá cao ý chí và sự kiên trì của Trần Huyền Trang, ông đã đi qua nhiều quốc gia lớn nhỏ thời đó kể từ khi xuất phát đến khi quay lại Đại Đường. Qua đâu cũng đều học hỏi và tìm tòi về tài liệu Phật giáo ở nơi đó.
Vùng đất khắc nghiệt nhất mà sư Huyền Trang từng đi qua là Tây Tạng, chỉ riêng khí hậu nơi đây thôi đã là một thách thức mà không người bình thường nào có thể dễ dàng vượt qua.
Đến tận thế kỷ 19, nhà thám hiểm người Nga Nikolay Przhevalsky đã tìm cách khám phá phía Tây Trung Quốc, cụ thể ông muốn tới Tây Tạng và Tân Cương. Năm 1879, ông viết vào nhật ký của mình rằng: "Mặt đất thì như lửa thiêu vào ban ngày, xung quanh là không khí với khói bụi đục ngầu, có thể thấy xác của xe kéo và xương của lạc đà trên đường đi..."
Giáo sư Vương Bang Duy, người có nhiều năm nghiên cứu tại ngành văn học phương Đông thuộc trường Đại học Bắc Kinh trong các bài viết của mình đã khẳng định rằng nhà sư Huyền Trang đã đến được Tu viện Phật giáo Nalanda, nơi được cho là trường giảng dạy Phật giáo nổi tiếng nhất ở Ấn Độ khi ấy. Ông được người đứng đầu Tu Viện nhận làm học trò và đích thân giảng dạy về Phật giáo Đại thừa. Sư Huyền Trang cũng học tập rất nghiêm túc. Ông chăm chỉ học cả tiếng Phạn và thường tranh luận với các học viên.
Đến năm 643 sau công nguyên, nhà sư Huyền Trang bắt đầu trở lại Trung Quốc và nổi danh với việc đã mang 657 bộ kinh sách Phật giáo. Phải đến năm 645 ông mới đến Trường An (kinh đô nhà Đường). Khi đó, ông đã 46 tuổi.
Mặc dù nhà vua không cử Huyền Trang đi lấy kinh Phật nhưng khi ông trở về đã tiếp đón long trọng. Vua và triều đình thể hiện thái độ tích cực với ông.
Nhưng đằng sau đó, nhà vua cũng thể hiện tham vọng chính trị. Đường Thái Tông Lý Thế Dân khi ấy đã ngồi vững trên ngai vàng và thể hiện tham vọng tiến xuống làm chủ các vùng đất phía tây Trung Quốc khi ấy.
Với một người đã đi hơn 15 năm qua các quốc gia ở phía Tây, được quan sát trải nghiệm, tiếp xúc với thiên nhiên, khí hậu, các dân tộc, địa hình, tình hình chính trị, văn hóa của họ thì hoàn toàn có thể cung cấp cho nhà vua những thông tin quan trọng.
Minh họa Trần Huyền Trang được vua Đường tiếp đón. (Ảnh: History.aomi365.com)
Thực sự đúng là như vậy, nhà sư Huyền Trang được Đường Thái Tông giúp đỡ xây một viện phiên dịch các tác phẩm kinh Phật từ tiếng Phạn sang tiếng Hán để phổ biến Phật giáo trong cả nước cũng như góp phần cho quá trình tu tập của các vị sư chân chính.
Ngoài ra, ông được sự giúp đỡ của các môn đệ viết thêm một cuốn sách không nằm trong phạm vi Phật giáo có tên "Đại Đường Tây Vực Ký". Cuốn sách này ghi lại quá trình ông đi sang các nước phía tây Trung Quốc. Có thể nó sẽ giúp nhà vua và triều đình hiểu hơn về các quốc gia lân cận nhằm có kế sách đối ngoại sau này.
Kể từ sau chuyến đi của nhà sư Huyền Trang, hoạt động học tập, tìm hiểu Phật giáo sôi nổi và có chất lượng hơn hẳn, Phật giáo đã có thời kỳ thịnh vượng dưới sự quản lý của nhà Đường dù sau này cũng đã gặp phải biến cố lớn.
Chúng ta có thể thấy rằng với mục đích đi "thỉnh kinh" ban đầu của nhà sư Huyền Trang không được ủng hộ từ tầng lớp quý tộc. Nhưng sau đó, thành quả đạt được không chỉ dừng lại trong phạm vi truyền bá Phật giáo mà còn được triều đình phong kiến trọng dụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng