Sức khoẻ

Phẫu thuật nội soi 3D cắt kén phổi cứu người bệnh thoát "cửa tử"

DNVN - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện E vừa thực hiện phẫu thuật nội soi lồng ngực cứu sống được bệnh nhân (vỡ kén khí và đứt dây chằng đỉnh phổi) giữa lằn ranh cái chết và sự sống chỉ trong gang tấc.

Kỳ tích của người đàn ông bại liệt 70 năm sống trong ‘phổi sắt’ / 3 dấu hiệu vào ban đêm cảnh báo phổi tổn thương nặng, không khám chữa ngay chẳng mấy sẽ đến giai đoạn cuối

Người bệnh may mắn là T.Đ.T (43 tuổi, ở Quế Võ, Bắc Ninh) nhập viện trong tình trạng khó thở, đau ngực nhiều khi đi lại, vã mồ hôi. Các bác sĩ ở bệnh viện tuyến dưới chẩn đoán người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp nên chuyển lên Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E.

Sau khi thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, các bác sĩ phát hiện người bệnh bị tràn máu khí màng phổ số lượng nhiều, trung thất bị đẩy lệch sang phải, theo dõi xuất huyết đỉnh phổi trái, nhu mô phổi xẹp nhiều.

Người bệnh biểu hiện suy hô hấp nặng nề. Các bác sĩ của khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực đã hội chẩn, xác định đây có thể là do vỡ kén khí và đứt dây chằng dỉnh phổi, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu dưới nội soi toàn bộ 3D cắt kén khí đỉnh phổi cho người bệnh.

Bệnh nhân T.Đ.T (43 tuổi, ở Quế Võ, Bắc Ninh) vừa được các bác sĩ Bệnh viện E phẫu thuật nội soi toàn bộ 3D cắt kén khí đỉnh phổi.

Khi tiến hành mổ nội soi toàn bộ 3D các bác sĩ phát hiện màng phổi người bệnh có nhiều máu cục, đỉnh phổi có nhiều kén khí và chảy máu liên tục do đứt dây chằng. Người bệnh được phẫu thuật nội soi toàn bộ dưới màn hình 3D giúp các bác sĩ quan sát tổn hương được rõ ràng, loại bỏ phần phổi bị tổn thương không còn chức năng, sử dụng dụng cụ khâu cắt tự động cắt kén khí đỉnh phổi.

Đây là một trong những kỹ thuật cao, chuyên sâu được thực hiện ở các bệnh viện có trang thiết bị y tế hiện đại, bác sĩ có chuyên môn cao, chỉ định cho các trường hợp kén khí lớn ở phổi vỡ gây khó thở kéo dài, tràn khí tràn máu màng phổi…

Kén khí ở phổi là bệnh lý ít gặp và thường hay gặp ở nam giới trẻ, cao gầy và thường xuyên hút thuốc lá. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh mắc bệnh kín khí ở phổi nếu không có viêm nhiễm, kích thước kén nhỏ, không có sự chèn ép vào các cơ quan chung quanh thì cần theo dõi, kiểm tra thường xuyên.

Những người có kén khí nhiều, kén khí lớn và có đặc thù công việc như ngoài hải đảo, biên cương, rừng núi nên chủ động phẫu thuật sớm, tránh biến chứng vỡ kén khí nguy hiểm tới tính mạng.

Thu Ngân
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm