Cần "sếu đầu đàn" để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Linh hoạt xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu mới / Giá xuất khẩu gạo tăng cao
Không thể mãi cạnh tranh dự vào chi phí thấp, thâm dụng lao động
Tại sự kiện Diễn đàn Nông nghiệp 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam tổ chức, ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch VCCI cho biết, thống kê 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông lâm thủy sản đạt 3,38%, cao nhất trong vòng 5 năm qua. Tổng kim ngạch xuất khẩu vượt29 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023, qua đó hướng tới mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm đạt 57-58 tỷ USD, cao hơn 2-3 tỷ USDso với chỉ tiêu Chính phủ giao.
Tuy vậy, ngành nông nghiệp Việt Nam có chủ thể là hàng chục triệu nông dân với quy mô sản xuất còn nhiều hạn chế, trình độ công nghệ chưa cao, năng suất lao động thấp, dễ tổn thương và chịu nhiều tác động trước sự phát triển của các ngành công nghiệp.
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch VCCI.
Cũng theo ông Phòng, nông nghiệp Việt Nam không thể tiếp tục cạnh tranh trên cơ sở chi phí thấp, thâm dụng lao động và dựa vào tài nguyên. Do đó, cần phải thay đổi tư duy trong phát triển nông nghiệp, đó là chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Thay vì phát triển nông nghiệp công nghệ cao đơn thuần, đại diện VCCI cho rằng phát triển nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ 5.0 vào nông nghiệp sản xuất hàng hóa đang là một trong những xu hướng được nhiều doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã áp dụng và đã chứng minh được tính hiệu quả, góp phần mang lại diện mạo mới cho ngành nông nghiệp.
"Cách mạng công nghiệp 5.0 tập trung vào sự hợp tác giữa con người và máy móc, qua đó nâng cao kỹ năng của người công nhân, cung cấp giá trị gia tăng trong sản xuất dẫn đến tùy biến và cá nhân hóa các sản phẩm hàng hóa", Phó chủ tịch VCCI chia sẻ.
Khi việc ứng dụng công nghệ 5.0 với khoa học kỹ thuật hiện đại song hành với người sản xuất, hàng triệu nông dân sẽ được tiếp cận, đào tạo kỹ năng để thích ứng với công nghệ mới, tạo ra những sản phẩm nông sản đa giá trị cho nền nông nghiệp bền vững.
Nông nghiệp thông minh cần phải có nguồn nhân lực thông minh
Cùng quan điểm với đại diện của VCCI, ông Đặng Kim Sơn, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao đánh giá, cho đến nay, lực lượng chủ lực trong sản xuất, kinh doanh nông lâm ngư nghiệp ở Việt Nam vẫn là khoảng 10 triệu hộ nông dân nhỏ lẻ và vài triệu hộ kinh doanh nông nghiệp.
"Hiện chỉ có khoảng 1-2% doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Và trong số đó chỉ khoảng dưới 50 doanh nghiệp được công nhận là "doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao", khoảng dưới 300 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao", ông Sơn thông tin.
Ông Đặng Kim Sơn, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao
Theo ông Sơn, phần lớn chủ thể sản xuất kinh doanh của ngành nông nghiệp Việt Nam còn là kinh tế hộ nhỏ lẻ trong khi đối tượng có năng lực áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nhất lại là các doanh nghiệp vừa và lớn có số lượng rất hạn hẹp.
"Câu trả lời cho vấn đề ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nằm ở chỗ làm thế nào để những tập đoàn, doanh nghiệp lớn đang ứng dụng công nghệ cao, có thể mở rộng quy mô sản xuất, trở thành hạt nhân lan tỏa và hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với các hợp tác xã và toàn thể nông dân", ông Đặng Kim Sơn, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ đề xuất.
Trong khi đó, ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, muốn có một nền nông nghiệp thông minh cần phải có nguồn nhân lực thông minh.
Ông Thắng đánh giá, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào tổ chức sản xuất nông nghiệp vẫn còn ở mức thấp, chưa có nhiều mô hình liên kết chặt chẽ và bền vững. Chính vì vậy, việc liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp nông nghiệp và các tổ chức doanh nghiệp khoa học là tất yếu để tạo ra sức mạnh tổng thể, phát huy nguồn lực, xây dựng nền tảng để phát triển nông nghiệp xanh - tuần hoàn - bền vững.
Bài toán vốn cho nông nghiệp công nghệ cao?
Vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Trong khi đó, ông Lê Văn Tuấn, Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho rằng vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Theo ông Tuấn, Ước tính, ngoài chi phí vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, giống, đào tạo người lao động… để xây dựng được một trang trại chăn nuôi quy mô vừa theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao, cần khoảng 140-150 tỷ đồng (gấp 4-5 lần so với trang trại chăn nuôi truyền thống).
Để giải quyết bài toán vốn, ông Tuấn cho rằng cần nhanh chóng ban hành các khung pháp lý, quy định và hướng dẫn liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, tài chính xanh nhằm khơi thông hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp cũng như tổ chức tài chính tham gia vào thị trường nông nghiệp công nghệ cao, tài chính xanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu