Chưa có doanh nghiệp nào tiếp cận gói vay vốn 0% để trả lương người lao động
Đà Nẵng: Xác định trách nhiệm cụ thể nếu để xảy ra vi phạm trong giải quyết thủ tục đăng ký đất đai / Gần 400 doanh nghiệp tham dự triển lãm Vietbuild 2020 lần 2 tại TP HCM
Đó là ý kiến của ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM đưa ra tại buổi tọa đàm “Khôi phục và phát triển kinh tế TP.HCM trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 hiện nay” do UBND TP.HCM tổ chức, nhằm lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và tiếp nhận những kiến nghị, giải pháp thúc đẩy kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế chưa đến 1% sau 9 tháng
Số liệu từ Cục Thống kê TP.HCM cho thấy kinh tế của thành phố 9 tháng đầu năm chưa lấy lại đà tăng trưởng khi chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng trên nhiều lĩnh vực trong khi giá dầu thô, giá vàng diễn biến bất thường.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng đầu năm của TP.HCM ước tăng 0,77% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông lâm thuỷ sản tăng 2,7%, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0,1%, khu vực dịch vụ tăng 1,2%.
Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước sau 9 tháng của TP.HCM ước thực hiện khoảng 245.360 tỷ đồng, đạt 60,5% dự toán và giảm 14,6% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 4,9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt gần 943.000 tỷ đồng, giảm 2,3%. Đặc biệt, ngành lưu trú, ăn uống giảm mạnh 39,9% và hoạt động lữ hành sụt giảm tới 73,6% vì dịch bệnh.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số doanh nghiệp như dệt may, da giày trong tháng 9 gần như không có đơn đặt hàng.
Ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM cho biết, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước chịu ảnh hưởng nặng vì ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 62% của kinh tế thành phố. Tròng đó, dịch vụ là ngành chịu ảnh hưởng nặng nhất vì dịch Covid-19, một số doanh nghiệp như dệt may, da giày trong tháng 9 gần như không có đơn đặt hàng.
Theo ông Ngân, giai đoạn 4 năm trước (2016-2019), kinh tế TP.HCM tăng trưởng bình quân hơn 7,7% nhưng năm nay dự kiến chỉ tiêu chỉ đạt 1,3%. Như vậy, mức tăng trưởng trung bình của TP.HCM trong giai đoạn 5 năm (2016-2020) sẽ bị kéo lùi về khoảng 6,4%.
Thủ tục hành chính quá chậm để “cứu” doanh nghiệp
Tại buổi toạ đàm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM - Trần Hoàng Ngân nhìn nhận, các gói giải pháp, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đến được với đa số doanh nghiệp hình như hầu hết đều bị ảnh hưởng. Các thủ tục hành chính đang quá chậm để “cứu” doanh nghiệp.
Ông Ngân cho rằng, nhà nước cần hình thành các quỹ bảo lãnh cho vay lãi suất thấp và làm sao có thêm các quỹ để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“Ở gói hỗ trợ lần 1 cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 có thể thấy tỷ lệ thành công rất khiêm tốn. Từ gói hỗ trợ lần 1 này, chúng ta đã rút ra nhiều bài học liên quan đến thủ tục hành chính, để từ đó làm sao chúng ta có gói hỗ trợ thứ 2 phù hợp hơn để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn bởi ảnh hưởng kép của dịch bệnh”, ông Trần Hoàng Ngân nhận định.
Ông Ngân cũng cho biết thêm, để phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn, TP.HCM cần tiếp tục đẩy nhanh đầu tư công. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng triển khai, cụ thể hóa các chương trình, đề án trọng điểm. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, kích cầu nội địa, đẩy mạnh liên kết vùng. Ưu tiên FDI có khả năng liên kết với doanh nghiệp trong nước để chia sẻ cơ hội cùng phát triển.
Theo ông Chu Tiến Dũng, hơn 70% các doanh nghiệp chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ do dịch Covid-19.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) Chu Tiến Dũng cũng nhận định nhiều số liệu chứng tỏ tình hình khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
Cụ thể, số doanh nghiệp tại TP.HCM còn gặp khó khăn và khó khăn nghiêm trọng chiếm đến 84%. Hơn 70% các doanh nghiệp chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ. Chỉ 10% doanh nghiệp tiếp cận được chính sách miễn, giảm lãi suất cho vay của ngân hàng. Không chỉ thế, hiện vẫn chưa có doanh nghiệp nào tiếp cận được gói vay vốn 0% để trả lương người lao động.
Theo ông Dũng, nguyên nhân khó khăn của doanh nghiệp chủ yếu là thiếu vốn, đứt gãy chuỗi cung ứng và khó khăn do bị thu hẹp thị trường. 52% doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động vì khó khăn
“Các chính sách hỗ trợ chưa thật sự sát với thực tế của cộng đồng doanh nghiệp. Các thủ tục hỗ trợ vẫn còn chậm, chưa phát huy tác dụng. Để “cứu” doanh nghiệp trong giai đoạn này, các gói hỗ trợ cần phải đến tay doanh nghiệp một cách nhanh nhất để thật sự hiệu quả.
Bên cạnh đó, phải xem xét điều chỉnh các điều kiện để các gói chính sách hỗ trợ được áp dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng ngành nghề, quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh. Ngân hàng nhà nước cần sửa đổi Thông tư 01 theo hướng mở rộng đối tượng được hỗ trợ, cải thiện các điều kiện cho vay theo hướng đơn giản, thuận lợi cho doanh nghiệp, mở rộng hình thức cho vay tín chấp thông qua thẩm định phương án kinh doanh, quản lý nguồn thu và dòng tiền…”, Chủ tịch HUBA cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo