Thị trường

Giá heo hơi ngày 13/4/2023: Cả 3 miền tiếp tục tăng

Ghi nhận giá heo hơi ngày 13/4, trên cả 3 miền tiếp tục tăng nhẹ so với hôm qua. Hiện giá heo hơi được thu mua trong khoảng 48.000 - 52.000 đồng/kg.

Sản xuất nông nghiệp đạt khá nhưng tiêu thụ gặp khó / Thúc đẩy thị trường bất động sản nhưng không tiếp tay, hợp thức hoá sai phạm

Giá heo hơi tại miền Bắc

Cụ thể, tại tỉnh Phú Thọ giá heo hơi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 51.000 đồng/kg.

Các địa phương như Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình, Hưng Yên giá heo hơi đi ngang, hiện ở mức 50.000 - 51.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Yên Bái, Hà Nam, Nam Định, Lào Cai được thu mua với mức 49.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 49.000 - 51.000 đồng/kg.

Giá heo hơi ngày 13/4/2023: Cả 3 miền tiếp tục tăng

Giá heo hơi ngày 13/4/2023: Cả 3 miền tiếp tục tăng. Ảnh: Minh Thư

Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên

Cụ thể, tại tỉnh Nghệ An giá heo hơi báo tăng 1.000 đồng/kg lên mức 50.000 đồng/kg.

Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận giá heo hơi được thu mua với mức 50.000 - 51.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Quảng Trị, Huế, Ninh Thuận giá heo ở mức thấp hơn 48.000 - 49.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 48.000 - 51.000 đồng/kg.

 

Giá heo hơi tại miền Nam

Cụ thể, tại tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Bến Tre, Sóc Trăng giá heo hơi đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg lên 51.000 đồng/kg.

Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu giá heo hơi được thu mua với mức 52.000 đồng/kg.

Tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang giá heo hơi ở mức 50.000 - 51.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Trà Vinh giá heo hơi đang ở mức thấp hơn 48.000 đồng/kg.

 

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 48.000 - 52.000 đồng/kg.

Khối ngoại áp đảo về thị phần

Trong bối cảnh doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lại đang có giai đoạn khá phát triển trong những năm gần đây (2020 -2022). Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), quy mô ngành chăn nuôi Việt Nam được xếp ở vị trí dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, là thị trường tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2022, Việt Nam thu hút 2,2 tỷ USD đầu tư FDI vào ngành chăn nuôi với 81 dự án tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau như thức ăn, chăn nuôi heo, gà, bò, giết mổ, chế biến và xử lý môi trường…

Các doanh nghiệp FDI không chỉ phát triển một ngành hay một chuỗi giá trị mà là cả một hệ sinh thái ngành chăn nuôi từ con giống, thức ăn, thuốc thú y, chăn nuôi, chế biến sản phẩm. Điển hình như các Tập đoàn C.P, Japfa, New Hope… đã đầu tư với số lượng vốn rất lớn vào hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm chăn nuôi.

Trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong 237 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam, chỉ có 61 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 25,7%) nhưng sản lượng bán ra thị trường chiếm gần 60%. Tập đoàn C.P (Thái Lan) xuất bán mỗi năm hơn 5 triệu con heo thịt, hơn 200 triệu quả trứng và hơn 80 ngàn tấn gà thịt, chiếm 19,5% tổng sản lượng heo thịt và 4% tổng sản lượng thịt gà của cả nước….

 

Ngoài ra, với 16 nhà máy thức ăn chăn nuôi hiện đại đã được C.P đầu tư tại Việt Nam, sản lượng thức ăn chăn nuôi của C.P cũng chiếm 25% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Ngoài các tập đoàn đã đầu tư vào Việt Nam từ lâu, gần đây nhiều tập đoàn lớn khác cũng đã bắt đầu rót vốn mạnh vào Việt Nam như De Heus, Mavin… Làn sóng đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi của các doanh nghiệp FDI đang trở thành xu thế và dự báo xu thế này sẽ mạnh mẽ hơn nữa vào những năm tới.

Trong bức tâm thư gửi tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mới đây, ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nhiều lần đề cập tới lo ngại thị phần của ngành chăn nuôi bị rơi vào tay doanh nghiệp FDI. Ông cho biết, cách đây 10 năm, chúng ta có 10 triệu hộ chăn nuôi, nhưng nay chỉ còn không tới 2 triệu hộ.

Các công ty, trang trại trong nước, nông hộ ngoài việc gồng mình chịu đựng tình hình chung còn gặp áp lực cạnh tranh cực lớn từ các công ty FDI với nhiều thế mạnh từ nguồn vốn dồi dào và làm chủ toàn chuỗi giá trị.

Ông Công đặt ra tình huống, nếu thị trường không còn những người nông dân tham gia thì giá cả sẽ như thế nào, liệu doanh nghiệp FDI có đẩy giá lên để kiếm lời nhanh hay giữ giá bình ổn như mong muốn của chúng ta trong việc kiểm soát các mặt hàng bình ổn?

“Đành rằng cần có sự hiện diện của các nhà đầu tư FDI nhưng chúng tôi mong người chăn nuôi Việt Nam vẫn còn được giữ một phần thị trường. Đó là công việc mưu sinh của chúng tôi”, ông Công chia sẻ.

 

Ông Nguyễn Trí Công bày tỏ ước vọng một buổi sáng thức dậy sau những ngày lao động vất vả sẽ nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía Nhà nước để hàng triệu nông hộ sẽ có thêm động lực cùng chung tay sản xuất tích cực vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm