Kinh tế Việt Nam đang tăng tốc
Vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B / Xăng dầu lại tăng giá
Ảnh minh họa.
Thông tin trên là nhận định của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á vừa được công bố.
Theo đó, sức bật cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhờ vào 2 yếu tố chính. Thứ nhất là các yếu tố bên ngoài. Hoạt động xuất nhập khẩu sôi động được phản ánh qua chỉ số PMI tăng mạnh thể hiện đơn hàng tăng, nhu cầu mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng.
Thứ hai là môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi nhờ lạm phát giữ mức ổn định 4%, chính sách tiền tệ hỗ trợ hoạt động đầu tư kinh doanh và cán cân thanh toán thuận lợi. Tuy nhiên, theo ADB, nhu cầu trong nước vẫn còn yếu, do vậy cần có sự hỗ trợ phù hợp của các biện pháp tiền tệ và tài khóa.
Ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đánh giá: "Ngân hàng Nhà nước đang làm tốt trong việc duy trì chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt cân bằng giữa việc vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, vừa kiểm soát lạm phát. Nhưng ở thời điểm hiện tại thì không còn nhiều dư địa, vì vậy chính sách tài khoá phải thể hiện vai trò kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng trưởng tín dụng. Làm sao để thấy được tác động của chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá cùng song hành và tác động lan toả đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng".
Trong bối cảnh xuất khẩu tăng, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cho khu vực này trong năm 2024 lên mức 5 so với mức dự báo trước đó là 4,9%. Triển vọng tăng trưởng cho năm sau được giữ nguyên ở mức 4,9%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo