Kinh tế Việt Nam với kỳ vọng Top 19 thế giới; Có rất nhiều tiền trong dân
Tưởng VNPT và VNPost là một, Lý Sơn xin lỗi VNPT về đề nghị hỗ trợ ngăn chặn tỏi giả / Kiến nghị giữ nguyên phân cấp sân bay quốc tế, cửa ngõ quốc gia vì vai trò của Đà Nẵng đối với Biển Đông
Kinh tế Việt Nam xếp 19 thế giới năm 2035: Đừng chỉ hoài nghi
"Lẽ nào chúng ta không dám mơ, không dám tin rằng 25-30 năm nữa Việt Nam sẽ làm được những kỳ tích", ông Đỗ Cao Bảo - thành viên sáng lập Tập đoàn FPT - đã chia sẻ như vậy về mục tiêu Việt Nam thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 (GDP đầu người trên 12.535 USD).
Thứ hạng 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2035 của CEBR - UK (Nguồn: CERR).
Trao đổi với Dân trí, ông Đỗ Cao Bảo cho biết điều mà ông cảm thấy băn khoăn là không ít người Việt Nam tỏ ra thiếu tin tưởng trong khi rất nhiều tổ chức quốc tế đều dự báo triển vọng tươi sáng và vị trí đáng tự hào của kinh tế Việt Nam trong 15 năm, 25 năm và 30 năm nữa.
Chẳng hạn như, PwC dự báo năm 2050 Việt Nam sẽ là nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới tính theo PPP (GDP quốc gia 3.176 tỷ USD và GDP đầu người 28.200 USD).
Hay CEBR (UK) cũng đánh giá rằng, năm 2035 Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 19 thế giới, thứ 2 Đông Nam Á. Theo dự báo này, năm 2035 nền kinh tế Việt Nam sẽ có quy mô 1.539 tỷ USD, đứng thứ 19 thế giới, đứng trên Thái Lan (21), Philippines (22), Malaysia (28) và Singapore (40).
Không những thế, chúng ta còn đứng trên cả Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Israel, Ba Lan, Hungary, Czech, Rumani, Na Uy, Áo, Đan Mạch, Hy Lạp, Bỉ, Argentina, Bồ Đào Nha, Đài Loan, UAE, Nam Phi.
Ông Đỗ Cao Bảo nhìn nhận, thái độ đúng đắn nhất của mỗi người Việt Nam chúng ta là bàn cách làm sao biến các dự báo ấy trở thành hiện thực, đặc biệt là hãy tích cực tham dự, là một phần của quá trình đổi thay kỳ diệu ấy chứ không phải đứng bên lề rồi "hoài nghi" hay "cười khẩy".
Báo Nga: Kỳ tích tăng trưởng kinh tế Việt Nam khiến nhiều nước phải "lo sợ"
"Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy bản lĩnh và sức mạnh quốc gia, dân tộc khi thoát khỏi danh sách nước nghèo nhanh hơn bất kỳ nước nào trong lịch sử hiện đại và tạo nên kỳ tích tăng trưởng kinh tế, GDP khiến chính các nước láng giềng phải ghen tị".
TờSputnikcủa Nga đã nhấn mạnh như vậy trong bài báođăng tải mới đây với tiêu đềCâu chuyện thành công của Việt Nam khiến nhiều nước phải "lo sợ" như thế nào?
Bài viết cũng phân tích những yếu tố tạo nên câu chuyện thành công của Việt Nam và khẳng định: Thành công của Việt Nam không xuất phát từ yếu tố may mắn, không phải từ "trên trời rơi xuống" mà nhờ Chính phủ nhanh chóng thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch Covid-19 một cách quyết liệt ngay từ đầu.
Trước đó, theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 2,91% - thuộc nhóm các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới.
Hồi đầu năm nay, tờ Le Figaro của Pháp cũng đưa ra đánh giá rằng "Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất thế giới trong năm 2020. Việt Nam duy trì tăng trưởng dương ở mức 2,9% trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu".
Việt Nam đã thoát khỏi danh sách nước nghèo nhanh hơn bất kỳ nước nào trong lịch sử hiện đại (ảnh minh họa: An Linh).
Việt Nam đang xuất hiện rất nhiều tiền trong dân?
Trước thềm kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khai mạc ngày 24/3 tới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản trả lời các ý kiến phản ánh, kiến nghị từ cử tri.
Trong đó, gửi ý kiến đến Quốc hội, cử tri TP Đà Nẵng bày tỏ lo lắng về việc hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều tiền, dẫn đến nguy cơ đồng tiền mất giá lớn và khả năng lạm phát cao. Cử tri kiến nghị NHNN cần quan tâm xem xét vấn đề này.
PGS TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, không rõ cử tri/đại biểu đặt câu hỏi hay phản ánh về thực trạng. Tuy nhiên, nếu hỏi chính xác thì phải hiểu tiền ở đây là bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi (số dư tài khoản ở các ngân hàng).
Theo vị chuyên gia nếu chỉ đề cập đến phần tiền mặt ngoài lưu thông là chưa đầy đủ. Tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi nhìn chung trong nền kinh tế hiện nay rất thấp.
"Đa số người dân giữ phần lớn tiền dưới dạng tiền gửi chứ ít ai giữ phần lớn tiền mặt, trừ những người sống ở nông thôn, người cao tuổi ngại tiếp xúc với công nghệ, hoặc vào những dịp lễ tết cần mua sắm nhiều" - ông Phạm Thế Anh lý giải.
Chuyên gia kinh tế trưởng của VEPR cũng lưu ý, khoảng cách giữa tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng GDP đã thu hẹp đáng kể so với thập kỷ 2001-2010 nhưng vẫn là khá cao, khoảng 10 điểm phần trăm mỗi năm.
Kết quả là tỷ lệ cung tiền (M2)/GDP danh nghĩa của Việt Nam đã vươn lên và bỏ xa các nước trong khu vực. Sau 10 năm, lượng cung tiền M2 trong nền kinh tế tăng khoảng 4,3 lần. "Nói 'nhà không có gì ngoài tiền' là vậy", vị chuyên gia ví von đầy hóm hỉnh.
157.000 tỷ đồng sắp được bơm ra thị trường
Theo Bản tin thị trường tiền tệ của SSI Research, trong tuần 8/3-12/3, thị trường mở tiếp tục không phát sinh giao dịch. Lãi suất trên liên ngân đi ngang ở mức 0,33%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,48%/năm với kỳ hạn 1 tuần.
Trong 2 tháng đầu năm nay, các ngân hàng thương mại đã bán gần 7 tỷ USD kỳ hạn 6 tháng ở tỷ giá 23.125 VND/USD về Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Như vậy, trong trường hợp các hợp đồng này không bị hủy ngang và không có các động thái trung hòa của NHNN như phát hành tín phiếu để hút tiền về thì sẽ có một khối lượng tương ứng là 157.000 tỷ đồng được bơm ra vào tháng 7 và 8/2021.
"Đây là yếu tố hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và giúp lãi suất tiền gửi trên liên ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức thấp" - SSI Research nhận định.
Năm 2030 sẽ có đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh, TP.HCM - Nha Trang
Một thông tin cũng được quan tâm tuần vừa qua đó là trong báo cáo cuối kỳ dự thảo quy hoạch đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 được đưa ra, đơn vị tư vấn đã nêu các tính toán về phương án đầu tư.
Cụ thể, đến năm 2030, hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư và đầu tư các xây dựng các đoạn ưu tiên trên tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - TP.HCM đoạn Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang.
Đối với 2 đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh, TP.HCM - Nha Trang, tổng chiều dài là 651km, vận tốc thiết kế là 350 km/h. Đơn vị tư vấn cho rằng 2 đoạn tuyến này có thể khai thác năm 2030 nếu nhu cầu vận tải cao hoặc năm 2032 nếu nhu cầu thấp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo