Thị trường

Long An: Công nhận nghề truyền thống sản xuất mắm còng

DNVN - Nghề sản xuất, chế biến đặc sản mắm còng tại xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An xuất hiện cách đây khoảng 100 năm, ban đầu là từ ấp Tân Thanh B, sau đó lan tỏa ra nhiều địa phương khác.

Các doanh nghiệp đang phải “bơi trong dòng xoáy khó khăn” / 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023

Mới đây, UBND tỉnh Long An đã ban hành quyết định công nhận Nghề truyền thống sản xuất, chế biến đặc sản mắm còng tại ấp Tân Thành B, xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Nghề sản xuất, chế biến đặc sản mắm còng tại xã Phước Lại xuất hiện cách đây khoảng 100 năm.

Theo đó, UBND tỉnh giao cho huyện Cần Giuộc chủ trì, chỉ đạo xã Phước Lại và các phòng, đơn vị có liên quan tổ chức công bố Nghề truyền thống sản xuất, chế biến đặc sản mắm còng.

Đồng thời, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với nghề truyền thống, có trách nhiệm nâng cao chất lượng và phát triển nghề truyền thống; bảo đảm hưởng các chính sách theo đúng quy định hiện hành.

Việc công nhận nghề làm mắm còng là nghề truyền thống ghi nhận sự nỗ lực, tâm huyết của người dân làm nghề; giúp địa phương có sơ sở tiếp tục giữ gìn và phát triển ngành nghề trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần thực hiện tốt chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Trước đó, hội đồng xét duyệt công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Long An vừa tổ chức hội nghị xét duyệt công nhận nghề truyền thống đối với nghề sản xuất, chế biến đặc sản mắm còng tại ấp Tân Thanh B, xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc.

Tại hội nghị, các thành viên trong hội đồng bỏ phiếu thống nhất công nhận nghề truyền thống đối với nghề sản xuất, chế biến đặc sản mắm còng.

Thúy Ái
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm