Manulife mất vị trí top 10 công ty bảo hiểm uy tín
Doanh nghiệp cần có chiến lược ứng dụng Blockchain để giảm gian lận, trục lợi bảo hiểm / Mua bảo hiểm cho mẹ chồng với hi vọng bà sẽ vui mừng vì được con dâu quan tâm, tôi không ngờ bà lại đùng đùng đòi từ mặt tôi
Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố danh sách Top 10 công ty bảo hiểm uy tín năm 2023, gồm hai nhóm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
Top 10 Công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín năm 2023 bao gồm: Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Dai-Ichi Việt Nam, Công ty TTNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA (Việt Nam), Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Viet Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas, Công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ Mirae Asset Prévoir.
Theo danh sách, Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) đã bị bật ra khỏi danh sách top 10 và thay thế là Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir.
Báo cáo của tổ chức này cho biết tổng doanh thu phí bảo hiểm 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 93.178 tỷ đồng, giảm gần 1,5% so với cùng kỳ năm trước, sau khi đạt mức tăng trưởng hơn 15% trong năm trước. Mà lý do chủ yếu đến từ khủng hoảng truyền thông lớn nhất trong ngành này.
Từ đầu năm 2023, thị trường bảo hiểm đầy những thông tin tiêu cực về bảo hiểm nhân thọ trên các phương tiện truyền thông. Có đến 81,8% doanh nghiệp và chuyên gia của Vietnam Report cho rằng đây là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải trong năm 2023.
Thống kê từ các nền tảng mạng xã hội cho thấy sau khi các thông tin tiêu cực về kênh bancassurance (phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng) và hai vụ việc tố nhân viên tư vấn sai, thiếu trách nhiệm với khách hàng đã đẩy lượng tin thảo luận về ngành bảo hiểm tăng gấp 15 lần, từ 4,7 nghìn lượt thảo luận/ngày trong năm 2022 lên 73 nghìn lượt thảo luận/ngày vào tháng 4-2023.
Không chỉ tăng lượng tin thảo luận, những sự việc này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thái độ của khách hàng về ngành bảo hiểm, đẩy chỉ số cảm xúc tiêu cực tăng cao nhất trong 3 năm qua.
Phân tích cho thấy các cuộc thảo luận về chủ đề bảo hiểm trong năm 2022 có cảm xúc chủ đạo của khách hàng đa số là trung tính (chiếm 61,5%), trong khi tiêu cực chỉ có 2,2%.
Tuy nhiên, sau khi những sự việc trên liên tiếp xảy ra, chỉ số cảm xúc tiêu cực của khách hàng đã được đẩy lên 54% (gấp 19 lần).
Khi chỉ số cảm xúc tiêu cực tăng cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngành bảo hiểm nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng, thậm chí làm gia tăng lượng khách hàng muốn hủy hợp đồng bảo hiểm.
Các chuyên gia của Vietnam Report nhận định loạt lùm xùm liên quan tới kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) đã kéo niềm tin trên thị trường bảo hiểm suy giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử gần 30 năm phát triển tại Việt Nam.
Kết quả phân tích Media Coding (mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông nổi tiếng nhằm khảo sát thị trường...) trong giai đoạn từ tháng 6/2022 đến tháng 5/2023 chỉ ra nổi bật trên truyền thông là những doanh nghiệp quen thuộc trong ngành.
Theo đó, về phía nhân thọ là các công ty FWD, Prudential, Manulife, Sunlife, Generali, Dai-ichi, AIA. Manulife là doanh nghiệp có sự gia tăng phần trăm xuất hiện trên truyền thông nhiều nhất, tăng 9,4% so với năm trước, với chủ đề nổi bật liên quan tới câu chuyện khiếu nại hợp đồng khách hàng.
Theo các chuyên gia, để bước qua cuộc khủng hoảng niềm tin này không chỉ dựa vào sự điều hành các cơ quan quản lý mà còn cần sự hợp tác của các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông qua các hoạt động tư vấn đúng, trúng mục đích của khách hàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo