Tết Việt, dùng hàng Việt!
Sắp diễn ra Diễn đàn Du lịch Huế với chủ đề Kết nối Lữ hành / Lão nông thu tiền tỷ mỗi năm từ nuôi ếch bằng thảo dược
Không khí rộn ràng của ngày Tết đã đến rất gần
Với mỗi người Việt, Tết là dịp để quây quần và thưởng thức những sản phẩm mà chỉ ngày Tết mới có. Nhiều người Việt cũng đang có xu hướng tìm về các mặt hàng truyền thống, để đi tìm được đúng phong vị Tết thực sự ưng ý, vừa ngon, vừa đẹp mắt mà đúng chất cổ truyền dân tộc.
Trước đây, người tiêu dùng thường khá vất vả, thậm chí còn thay thế bằng sản phẩm ngoại nhập thì nay mọi chuyện đã khác. Tín hiệu của thị trường đã mở ra rất nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
Ảnh minh họa.
Tại một siêu thị ở Hà Nội có rất nhiều loại bánh, mứt, kẹo với nhiều mẫu mã đa dạng của Việt Nam. Theo đại diện siêu thị này, 95 - 96% hàng hóa nhập vào siêu thị đợt này phục vụ Tết là hàng hóa thương hiệu Việt.
Những vị trí bắt mắt nhất dành cho hàng Việt. Đó không phải chỉ là cách siêu thị ủng hộ cho hàng Việt, mà thực sự, hàng Việt đã tìm được cách nằm trong giỏ hàng của người tiêu dùng. Hàng Việt có bí quyết riêng của mình là hiểu thị hiếu và khẩu vị người Việt hơn, điều mà hàng nhập ngoại không làm được.
Thấu hiểu tâm lý địa phương bằng sản phẩm địa phương, những đặc sản vùng miền là cách mà những hội chợ nông sản, thực phẩm trở thành thói quen cho người dùng, nhất là vào dịp Tết.
Giá cả chính là thế mạnh của hàng Việt. Ví dụ, bánh kẹo nhập ngoại của Hàn, Nhật, Thái… có giá bán từ 150.000 - 350.000 đồng/sản phẩm thì bánh kẹo Việt giá chỉ bằng 1/2 vì tiết giảm được tiền vận chuyển, thuế phí. Từ lợi thế đó, Bộ Công Thương nhận định sức mua thị trường sẽ tăng khoảng 10 - 12% so với năm 2019. Vậy nên, nếu nhà phân phối không có sự chuẩn bị, hàng đang bán chạy lại thành không có để bán sẽ rất đáng tiếc.
Với nỗ lực từ chất đến lượng, có thể nhận định hàng Việt năm nay đã "chạm" hơn, gần hơn đến từng gia đình. Thói quen cứ dịp Tết thì tiêu dùng hàng ngoại ngày nào giờ cũng đang dần phai nhạt.
Chỉ doanh nghiệp Việt mới hiểu "phong vị" Tết Việt!
Bộ Công Thương mới đây cũng đã đưa ra một con số thống kê, đó là trung bình hàng Việt đang chiếm đến 70% các kệ hàng siêu thị. Ở thời hội nhập, hàng hóa thế giới đứng chung kệ cùng hàng Việt Nam, chỉ thấu hiểu cái gu là chưa đủ. Tốt gỗ, còn phải tốt cả nước sơn! Tết chính là thời điểm "nước sơn" phát huy vai trò của mình. Vấn đề này lại chính là điểm yếu của hàng Việt trước đây thì nay đã được quan tâm.
Những gam màu Tết được một doanh nghiệp tận dụng tối đa để "hút mắt" người tiêu dùng giữa một "rừng" bánh kẹo trên thị trường, cả nội lẫn ngoại. Bên cạnh đó, DN cũng không quên khẳng định giá trị của hàng Việt bằng những câu chữ, logo.
Người ta vẫn nói đến cụm từ "làm mới mình", với hàng Việt, "làm mới mình" đang là cách để hàng Việt, từ chỗ cần vận động năm 2009, sau hơn 10 năm đã bước vào quá trình chinh phục, chinh phục bằng sự thấu hiểu và tự nâng cấp chính mình. Tết chính là thời điểm để chứng minh những nỗ lực đó với người tiêu dùng.
Gam màu của Tết là gam màu tổng hợp từ sự sum họp gia đình, màu của bánh chưng, màu rực rỡ của những gói hàng Tết mà hương vị khi thưởng thức đã rất "Tết" rồi! Đó cũng là cách mà hàng Việt đi vào lòng người Việt, bằng một thứ tâm tình riêng trong từng sản phẩm. Hi vọng với sự đổi mới và thấu hiểu, hàng Việt sẽ là một phần tạo nên cái Tết của người Việt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo