Thừa Thiên Huế: Lên phương án bảo đảm cung ứng hàng hóa tại chợ, siêu thị khi áp dụng Chỉ thị 16
Thừa Thiên Huế: Hơn 3.000 doanh nghiệp đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh của cơ quan nhà nước / Thừa Thiên Huế “siết” việc xây dựng trang trại kết hợp điện mái nhà
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành quyết định phê duyệt phương án bảo đảm cung ứng hàng hóa tại chợ đầu mối, chợ bán lẻ, siêu thị khi áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm vừa bảo đảm công tác phòng chống dịch, vừa bảo đảm nhiệm vụ cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại chợ Đông Ba.
Theo đó, khi có tình huống chợ đầu mối, chợ bán lẻ xuất hiện ca nhiễm COVID-19, các đơn vị có liên quan phải phong toả tạm thời ngay toàn bộ chợ hoặc khu vực gian hàng có ca nhiễm bệnh F0. Tùy theo tình hình dịch thực tế và đánh giá nguy cơ tại chợ để quyết định phạm vi phong tỏa tạm thời.
Lập tức tách F0, liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Sở Y tế để thực hiện các biện pháp cách ly, điều trị theo quy định và thực hiện theo hướng dẫn của ngành y tế. Rà soát ngay để phát hiện người bán hàng, người lao động, làm việc tại chợ đang có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, đau họng, hội chứng cúm, viêm đường hô hấp,...
Tách ngay những ca bệnh nghi ngờ đang ở tại chợ đưa vào cách ly tại phòng, khu vực cách ly tạm thời đã bố trí trước đó. Bắt buộc những người đang có triệu chứng đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và không cho tiếp xúc với người khác. Tổ chức cách ly ca bệnh nghi ngờ sớm tại cơ sở y tế.
Khẩn trương truy vết F1 thần tốc, triệt để tại chợ cũng như trong cộng đồng; tách ngay F1 ra một khu vực riêng để tổ chức cách ly tập trung; tất cả người bán hàng, người lao động, làm việc tại khu vực bán hàng có F0 được xem tương đương F1; rà soát F2, tổ chức cách ly tại nhà.
Đồng thời phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho người bán hàng, người lao động, làm việc tại chợ.
Trong khi đó, nếu trường hợp siêu thị xuất hiện F0, các đơn vị cần đóng cửa ngay trung tâm thương mại, siêu thị từ 24-48h, để tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ.
Lập tức tách F0, liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Sở Y tế để thực hiện các biện pháp cách ly, điều trị theo quy định và thực hiện theo hướng dẫn của ngành y tế.
Truy vết F1 thần tốc, triệt để tại siêu thị thông qua truy xuất webcam, QR code, nhật ký...; tách ngay F1 ra một khu vực riêng để tổ chức cách ly tập trung; tất cả người bán hàng, người lao động, làm việc tại khu vực bán hàng có F0 được coi là F1; rà soát F2, tổ chức cách ly tại nhà.
Phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho tất cả nhân viên và khách hàng có mặt trong thời gian F0 xuất hiện tại siêu thị.
Thiết lập lối đi để đơn vị tổ chức đưa hàng ra bên ngoài phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trách làm đứt gãy nguồn cung ứng hàng hóa.
Yêu cầu đơn vị quản lý siêu thị tổ chức lực lượng thay thế nhân viên là F1, F2, F3 để triển khai các điểm bán hàng lưu động, cố định trong thời gian đóng cửa siêu thị.
Đồng thời thông tin, tuyên truyền kịp thời cho người dân về công tác bảo đảm nguồn hàng, các địa điểm cung ứng các mặt hàng thiết yếu lưu động; khuyến cáo người dân không mua tích trữ hàng hóa, gây biến động thị trường; tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân mua sắm trực tuyến.
Phương án cũng phân chia tần suất đi chợ (phát hành thẻ đi chợ), trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Theo đó, mỗi hộ gia đình sẽ được phát 5 thẻ đi chợ/15 ngày; cứ 3 ngày thì đi chợ 1 lần. Thẻ vào chợ có giá trị sử dụng 1 lần/1 chợ bất kỳ trên địa bàn hoặc khu vực lân cận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo