Quốc tế

'Cú hích' nâng cao chất lượng tăng thiết giáp của Việt Nam

Những cuộc thi kỹ thuật ngành TTG cấp toàn quân tổ chức là "cú hích" để củng cố cơ sở kỹ thuật và nâng cao chất lượng, bảo đảm kỹ thuật.

Ngỡ ngàng với "Miệng của quỷ sứ" / Ngôi làng tự nhận là hậu duệ Chu Nguyên Chương, chuyên gia bán tín bán nghi: Thấy chiếc ghế trong làng thì không ai nghi ngờ nữa!

Theo QĐND, thời gian qua, Lữ đoàn Xe tăng 273 được Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 và Cục Kỹ thuật quân đoàn lựa chọn, tổ chức xây dựng, làm điểm thực hiện chính quy kỹ thuật nên được đầu tư xây dựng, củng cố các hạng mục công trình khu kỹ thuật theo tiêu chuẩn chính quy kỹ thuật và đồng bộ hóa vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) ngành tăng, thiết giáp (TTG).

Các cuộc thi kỹ thuật ngành TTG cấp toàn quân và quân đoàn tổ chức cũng là "cú hích" để lữ đoàn củng cố cơ sở kỹ thuật và nâng cao chất lượng công tác bảo đảm kỹ thuật.

'Cu hich' nang cao chat luong tang thiet giap Viet Nam
Xe tăng Việt Nam sau nâng cấp.

Trong đó, hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật là một trong những giải pháp trọng tâm để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên; giải quyết những vấn đề kỹ thuật phức tạp nảy sinh và khó khăn về vật tư kỹ thuật phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa và đồng bộ VKTBKT.

Trong quá trình huấn luyện, diễn tập, cơ động xe TTG, phần xích xe hoạt động nhiều, vẹt mòn, hư hỏng, cần phải bảo dưỡng, thay thế. Việc đục xích xe tăng trước đây chủ yếu làm thủ công, rất nặng nhọc, nếu quá lực sẽ gây biến dạng chi tiết, hoặc mất an toàn lao động.

Với sự trợ giúp của cán bộ, nhân viên Trạm Bảo dưỡng-Sửa chữa tổng hợp, đề tài nghiên cứu của Thượng úy QNCN Vũ Văn Kỳ giúp nhân viên thay thế xích xe tăng dễ dàng, an toàn.

Không chỉ thành công trong với những sáng tạo nhằm đơn giản hóa và hiệu quả trong quá trình huấn luyện và bảo dưỡng vũ khí, ngành tăng thiết giáp Việt Nam còn tự nâng cấp thành công xe tăng. Thành tích này đã được hãng thông tấn Sputnik Nga ca ngợi.

Theo báo Nga, tại các cuộc thi được tổ chức hồi tháng 4/2021, để xác định kíp lái xuất sắc nhất, trong số các mẫu thiết bị, người ta có thể thấy một mẫu xe tăng hạng trung T-54 của Liên Xô mẫu năm 1949. Thì ra phiên bản này đã từng tới Đông Nam Á và thậm chí có thể còn tham gia chiến sự.

 

Các chuyên gia Nga đã dành từ "kinh ngạc" cho một cỗ tăng thế hệ cũ nhưng sau khi được nâng cấp bởi các kỹ sư Việt Nam, chúng có trang bị không thua kém những chiến tăng thế hệ mới.

So với nguyên bản, tháp pháo của mẫu xe tăng này hoàn hảo hơn, nhưng phần vát ngược ở phía sau vẫn chưa bị loại bỏ. Để giảm tổng trọng lượng xuống còn 35.500 kg, phần trước thân xe tăng được làm mỏng hơn, tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến đặc tính kháng đạn.

Người lính lái tăng được trang bị súng máy Goryunov 7,62 mm. Một khẩu súng giống như thế nữa được ghép với một khẩu pháo súng trường D-10T cỡ nòng 100mm. Ngoài ra còn có một súng máy phòng không 12,7 mm DShK.

Để tăng khả năng di chuyển ở những nơi có địa hình khó, bánh xích được làm rộng hơn. Động cơ vẫn giữ nguyên - B-54, với công suất 520 mã lực. Tốc độ tối đa của xe tăng trên đường cao tốc là 50 km/h. Dự trữ nhiên liệu của xe tăng đủ cho quãng đường 330 km.

Cùng với đó, Nhà máy Z153 - Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đang tích cực thực hiện chương trình nâng cấp một số xe tăng chiến đấu chủ lực T-54B của Quân đội Việt Nam lên chuẩn T-54M với tính năng kỹ chiến thuật vượt trội.

 

Được biết nguyên mẫu T-54M chính là một phiên bản sửa đổi từ chiếc T-54M3 mà phía Israel chào hàng cho Việt Nam, ngoài việc giữ nguyên khẩu pháo chính D-10T2S cỡ 100 mm thay vì pháo M68 105 mm thì cấu hình hai chiếc MBT trên hầu như không có gì khác biệt.

Trong gói nâng cấp này, công ty Indra của Tây Ban Nha, nhà thầu phụ của Israel - đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp hệ thống kiểm soát hỏa lực (FCS).

Cụ thể, hợp đồng cung cấp FCS mang tên TIFCS-3BU cho phía Việt Nam gồm tổng cộng 105 bộ, trong đó 2 bộ dành cho lắp đặt trên các xe dưới dạng nguyên mẫu thử nghiệm, trong khi 3 bộ còn lại dành cho xe tiền sản xuất.

Theo giới thiệu từ nhà sản xuất Indra, tổ hợp FCS TIFCS-3BU bao gồm máy tính đạn đạo số hóa đi kèm các cảm biến khí tượng, có khả năng tự động lấy phần tử cho pháo khi đo xa tương tự loại 1A45 lắp trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-90.

Kính ngắm TSGS-54BU thuộc hệ thống kiểm soát hỏa lực TIFCS-3BU là chi tiết đáng chú ý nhất, khi nó được tích hợp cả kênh ảnh nhiệt ngày đêm và cả đo xa laser lẫn ổn định hai trục.

 

Thiết bị này được phát triển riêng cho các dòng chiến xa họ T của Nga, bao gồm cả T-54 cho nên độ tương thích là rất cao, có thể lắp trên xe thay vào vị trí của kính đêm TPN-1 nguyên bản mà không cần điều chỉnh gì nhiều.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm