Quốc tế

105 quốc gia sẽ có thuốc điều trị COVID-19 giá rẻ

Mới đây, gần 30 công ty dược trên khắp thế giới đã tham gia vào dây chuyền sản xuất thuốc điều trị COVID-19 phiên bản giá rẻ.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ / Số ca mắc mới ở nhiều nước châu Âu cao kỷ lục, số người tử vong có thể tăng do Omicron lây lan nhanh

Các loại thuốc điều trị COVID-19 vừa được phê duyệt đang tạo ra bước ngoặt trong cuộc chiến chống đại dịch. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là làm sao các loại thuốc này có thể sớm sản xuất với số lượng lớn, giá thành rẻ để các nước thu nhập thấp, trung bình có thể mua được?

Cuối năm 2021, Mỹ đã ký hợp đồng với hãng dược phẩm Merck để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19. Theo đó, một liệu trình điều trị trong 5 ngày của hãng này có giá 700 USD, khoảng 16 triệu đồng Việt Nam. Con số khá lớn so với thu nhập của các nước nghèo.

Theo CNN, một chương trình do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bảo trợ đang lên kế hoạch giúp các nước nghèo tiếp cận công bằng hơn với các phương pháp điều trị COVID-19. Dự án đặt mục tiêu chỉ mất 10 USD cho một liệu trình thuốc điều trị COVID-19. WHO kêu gọi, đến tháng 9 tới, các nước giàu tài trợ thêm 22,8 tỷ USD giúp các nước nghèo mua và phân phối thuốc.

105 quốc gia sẽ có thuốc điều trị COVID-19 giá rẻ - Ảnh 1.

Thuốc Molnupiravir của Merck. (Ảnh: Reuters)

Tờ báo này cũng cho biết, một nghiên cứu do trường Đại học Harvard thực hiện ước tính Molnupiravir có thể có giá khoảng 20 USD nếu được sản xuất bởi các nhà sản xuất thuốc thông thường, thậm chí có thể giảm xuống còn 7,7 USD trong điều kiện sản xuất được tối ưu hóa.

Để hạ giá thành, mới đây nhất, gần 30 công ty dược trên khắp thế giới đã tham gia vào dây chuyền sản xuất thuốc điều trị COVID-19 phiên bản giá rẻ.

Theo ABCnews, một cơ quan của Liên Hợp Quốc và công ty dược phẩm Merck đã đạt được thỏa thuận cho phép 27 công ty ở châu Á, Trung Đông và châu Phi, bao gồm Việt Nam được tham gia sản xuất thuốc Molnupiravir với giá thành rẻ hơn nhằm mở rộng cơ hội cho 105 nước nghèo hơn có thể tiếp cận thuốc này.

Trước đó, tờ Thời báo New York đưa tin hãng dược Pfizer cũng cam kết cho phép 95 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, vốn chiếm 53% dân số thế giới được tiếp cận thuốc điều trị COVID-19 giá rẻ. Hãng này sẽ không nhận tiền bản quyền trong giá bán thuốc và miễn tiền bản quyền cho doanh số bán hàng ở các nước trong thỏa thuận.

Thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc Molnupiravir giúp giảm 30% nguy cơ nhập viện và tử vong ở nhóm bệnh nhân COVID-19 nguy cơ cao. Còn thuốc Paxlovid của hãng Pfizer cho hiệu quả bảo vệ trước nguy cơ nhập viện và tử vong tới 90%. Thuốc này cũng có hiệu quả tương tự với bệnh nhân nhiễm Omircron.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm