Quốc tế

Hệ thống tên lửa S-350 Vityaz: Vũ khí mới tăng cường sức mạnh phòng không biên giới của Nga

S-350 Vityaz là tổ hợp phòng không “độc nhất vô nhị” của quân đội Nga, được trang bị nhiều tên lửa tầm trung và tầm ngắn hiện đại, giúp giải quyết một loạt nhiệm vụ phòng thủ đặc biệt ở khu vực biên giới.

Ba mẫu tên lửa phi hạt nhân của Nga khiến đối phương khiếp sợ / Laser chiến đấu do Israel phát triển không bắn hạ được một quả tên lửa nào bắn từ Gaza

Theo chỉ huy Quân khu phía Nam Alexander Dvornikov, hệ thống tên lửa S-350 Vityaz mới đã được đưa vào trang bị cho một trong các trung đoàn tên lửa phòng không tại khu vực này. Theo đó, cùng với S-350 được bố trí tại Crimea và các khu vực phía nam khác của Liên bang Nga, các hệ thống S-500 mới nhất cũng có thể được triển khai.

Hiện nay các hệ thống phòng không S-400 Triumph và Pantsir-S vẫn là các phương tiện chính để chống lại các mục tiêu trên không ở Quân khu phía Nam. Song các vũ khí mới như S-350 Vityaz có thể hoạt động như một hệ thống phòng không nhiều lớp một cách đáng tin cậy, giúp bảo vệ hiệu quả khu vực biên giới phía nam của nước Nga.

Giải quyết một loạt nhiệm vụ phòng thủ

S-350 Vityaz là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung đa kênh di động do tập đoàn Almaz-Antey phát triển. Việc chế tạo tổ hợp này bắt đầu từ những năm 1990 xuất phát từ nhu cầu thay thế các sửa đổi riêng lẻ của tổ hợp S-300 đang phục vụ trong quân đội Nga.

Mô hình ý tưởng đầu tiên của S-350 Vityaz bố trí trên khung gầm xe tải Kamaz đã được trình diễn tại triển lãm hàng không MAKS-1999 ở Zhukovsky. Nguyên mẫu hoạt động đầu tiên của S-350 lần đầu tiên được ra mắt trước công chúng vào năm 2013 tại nhà máy Obukhovsky ở Saint Petersburg.

S-350Vityaz tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trườngĐỏ năm2020.Ảnh:RIANovosti.

Hệ thống S-350 Vityaz bao gồm một bệ phóng tự hành, một radar điện tử quét mọi góc độ không gian và một đài chỉ huy. Tất cả các mô-đun phòng không đều được lắp đặt trên khung gầm bánh lốp đặc biệt BAZ-69092-012.

S-350 được thiết kế để bảo vệ các cơ sở quan trọng và đội hình quân sự khỏi các cuộc tấn công bằng vũ khí tấn công đường không hiện đại. Hệ thống có thể được đặt trong tình trạng báo động trong vòng chưa đầy 5 phút.

Hệ thống tên lửa phòng không này được trang bị tên lửa tầm trung và tầm ngắn 9M96 và 9M100. Chúng được phóng theo nguyên tắc phóng thẳng đứng: bệ phóng đưa tên lửa lên độ cao hơn 30m, đồng thời thực hiện một cú quay đầu hướng về phía mục tiêu, bằng cách sử dụng hệ thống động lực khí, sau đó động cơ chính được khởi động.

Việc phóng như vậy giúp giảm đáng kể phạm vi đánh chặn mục tiêu. Số lượng tối đa các mục tiêu khí động học bắn trúng đồng thời là 16, đối với đạn đạo là 12. Ngoài ra, S-350 Vityaz có thể đồng thời hướng tới 32 tên lửa. Khu vực bị ảnh hưởng của các mục tiêu khí động học có tầm bắn từ 1,5km đến 60km, và độ cao từ 10km đến 30km. Còn các mục tiêu đạn đạo nằm trong phạm vi từ 1,5km đến 30km và độ cao từ 2km đến 25km.

Trong một cuộc phỏng vấn với RT, chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov cho biết, S-350 là hệ thống phòng không hiện đại, nằm ở vị trí trung gian nhất định giữa tổ hợp S-300 và S-400 và thu hẹp khoảng cách giữa không quân tầm trung và tầm xa trong hệ thống phòng thủ.

 

“Điểm đặc biệt của nó là có nhiều tên lửa đất đối không hơn trong các thùng chứa. Ngoài ra, hệ thống này có thể bắn cả từ phương tiện chiến đấu và từ bệ phóng. Tổ hợp này giải quyết một loạt nhiệm vụ, trong đó bao gồm các nhiệm vụ được giao cho S-400, mặc dù chúng có những hạn chế về phạm vi đánh chặn và tầm phát hiện”, chuyên gia giải thích.

Theo chuyên gia Alexey Leonkov, sự xuất hiện của một tổ hợp hiện đại như vậy giúp các đơn vị vũ trang Nga có thể tổ chức phòng thủ hiệu quả trước việc sử dụng ồ ạt các loại vũ khí tấn công đường không. Bởi vì phạm vi của các mục tiêu S-350 trùng khớp với các mục tiêu của S-300 và S-400.

Lá chắn tên lửa đa tầng

Tháng 3/2021, chỉ huy Quân khu phía Nam Alexander Dvornikov, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Krasnaya Zvezda, nói rằng các hệ thống S-350 tầm trung và tầm xa mới có thể được triển khai ở Crimea và các khu vực phía nam khác của Nga.

"Việc đưa vào trang bị cho lực lượng phòng không và không quân của chúng tôi các hệ thống phòng không mới nhất là S-500 và S-350 cũng có thể diễn ra bất cứ lúc nào trong quá trình trang bị thêm", Alexander Dvornikov cho biết trước câu hỏi liệu Crimea có là khu vực ưu tiên cho việc triển khai các hệ thống S-500.

 

Hệ thốngtên lửa S-350Vityaztại Triển lãm hàngkhôngvũtrụ MAKS-2013.Ảnh:RIANovosti.

Ông Dvornikov đồng thời nhấn mạnh, hiện tại lực lượng phòng không ở Crimea được trang bị các tổ hợp S-400 Triumph hiện đại, cho nên việc hiện đại hóa là không cần thiết. Hiện ở Crimea, 4 sư đoàn S-400 đang trong tình trạng trực chiến ở Feodosia, Sevastopol, Evpatoria và Dzhankoy.

Ông Alexander Dvornikov cũng lưu ý rằng Quân khu phía Nam là nơi nhận được ưu tiên về trang bị vũ khí hiện đại. “Một hệ thống phòng không khá mạnh đã được triển khai ở các biên giới phía nam của Liên bang Nga, bao gồm cả bán đảo Crimea. Chúng có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công đường không của kẻ thù, hoạt động từ mọi hướng trong toàn bộ phạm vi độ cao và tốc độ”, ông Dvornikov cho biết.

Chuyên gia quân sự Yuri Knutov, Giám đốc Bảo tàng phòng không ở Balashikha cho rằng, các đặc điểm của S-350 giúp nó có thể đẩy lùi các cuộc tấn công lớn với một số lượng nhỏ.

“Hệ thống này có kho dự trữ đạn khá lớn, với 12 tên lửa trên một bệ phóng. Để đẩy lùi một cuộc không kích lớn, chỉ cần một sư đoàn là đủ để hệ thống này đối phó với cuộc tấn công này”, chuyên gia lưu ý.

 

Nhìn chung, hệ thống S-350 Vityaz có tiềm năng rất lớn, vì nó được tạo ra theo kiến trúc mở, Yuri Knutov nói thêm. Trong tương lai, nó có thể được cải thiện bằng cách thay thế một số bộ phận nhất định. Điều này sẽ làm tăng đáng kể khả năng kỹ thuật và đặc tính chiến đấu.

Theo các nguồn tin, hệ thống S-350 Vityaz là một tổ hợp mang tính đột phá, và là hệ thống độc nhất vô nhị mà chỉ Nga mới có. Điều làm cho việc triển khai của S-350 ở Quân khu phía Nam diễn ra nhanh chóng, là bối cảnh tình hình hiện tại ở biên giới phía nam của Nga.

“Một hệ thống như vậy là rất cần thiết, đặc biệt là hiện nay khi căng thẳng cả ở khu vực Biển Đen và trực tiếp ở biên giới với Crimea và ở Donbass”, chuyên gia quân sự lưu ý.

Yuri Knutov nói rằng tất cả các hệ thống phòng không như S-400, S-350 Vityaz, S-500 và các hệ thống phòng không khác như Pantsir-S, đều có thể tạo thành một hệ thống phòng không riêng lẻ, khiến nó không thể bị đối phương xuyên thủng. Chúng có khả năng hoạt động như một hệ thống duy nhất, được điều khiển bởi một hệ thống điều khiển tự động - một máy tính có sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Chuyên gia Alexei Leonkov cũng đồng ý với đánh giá này và cho biết thêm rằng, những vũ khí này có thể tạo ra một hệ thống phòng không nhiều lớp. Nếu S-400 chủ yếu hoạt động trên các mục tiêu lớn, bao gồm máy bay và tàu sân bay mang vũ khí tấn công đường không, thì hệ thống tên lửa phòng không Pantsir lại đóng vai trò phòng không an ninh bảo vệ S-400 khỏi bị bắn trúng, nhất là vào thời điểm hệ thống đang tải lại.

 

“Bên cạnh đó, S-350 là một hệ thống linh hoạt hơn, với số lượng tên lửa lớn. Điều này cho phép nó được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau bảo đảm nhiệm vụ phòng thủ cho lực lượng phòng không Nga”, chuyên gia kết luận.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm